Đang truy cập: 24 Trong ngày: 407 Trong tuần: 1473 Lượt truy cập: 1545190 |
Nguyễn Văn Chiến, là công nhân nhà máy Supe Lâm Thao. Trần Mạnh Tuấn quê ở xã Đình Chu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, là công nhân Xí nghiệp lắp máy số 3 ở Việt Trì. Cuối năm 1978, khi kẻ thù bành trướng rục rịch âm mưu xâm lược biên giới phía Bắc, theo tiếng gọi của Tổ quốc, hai người chưa từng quen biết nhau cùng rời nhà máy, công trường vào bộ đội. 23/8 là ngày nhập ngũ. Họ cùng là lính Đại đội 2, Tiểu đoàn 25, Trung đoàn 89, Quân khu 2.
Xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba quê Chiến cũng đồi cao, ruộng dộc, chớm mưa đã úng, chớm nắng đã hạn như xã Đình Chu, huyện Lập Thạch quê Tuấn. Cùng cảnh cha mẹ già, vợ yếu, con thơ, hai người đồng hương Vĩnh Phú sớm có mối đồng cảm. Tháng 10 năm 1978, khi tình hình biên giới căng thẳng, đơn vị chuyển lên đóng quân tại huyện Mường Khương, tỉnh Lao Cai, anh Chiến và anh Tuấn được bố trí ở cùng nhau tại một nhà dân ở bản Sen. Tình hình chiến sự vùng biên giới phía Bắc mỗi ngày một thêm căng thẳng. Bộ đội luôn được đặt trong trạng thái sẵn sáng chiến đấu. 100% quân số trực chiến. Bộ đội được bố trí vừa ăn Tết ở đơn vị, vừa làm công tác dân vận, đón Tết cùng bà con dân bản.
Cái Tết đầu tiên trong quân ngũ với các anh là cái Tết xa nhà. Tháng Chạp chỉ có 29 ngày, đêm trừ tịch cũng là đêm cuối tuần, càng gợi nhớ khi còn ở nhà máy, được nghỉ về đoàn tụ với vợ con. Tết Kỷ Mùi năm ấy, miền núi trời lạnh thấu xương. Nằm bên nhau trên chiếc giường hẹp, chung tấm chăn mỏng, hai người lính Vĩnh Phú cùng ôn cố tri tân, mường tượng cảnh tết ở quê cho vơi nỗi nhớ gia đình. Mấy ngày Tết rồi cũng qua. Ngày 1-2-1979, Tuấn nhận được tin vui, vợ anh là chị Phạm Thị Thanh Xuyên, cán bộ Rạp chiếu bóng Long Châu Sa- Việt Trì sinh con trai. Anh Tuấn náo nức viết thư về cho vợ con. Tình hình ngày càng phức tạp, bộ đội được đưa ra sát vùng biên. Đơn vị thông báo mỗi người sẽ đi nhận nhiệm vụ mới. Trưa thứ Sáu, mùng 9-2, Tuấn tặng Chiến một tấm ảnh của mình. Buổi chiều, Tuấn kiếm đâu một hộp thịt mang về, tối ấy hai người tổ chức bữa liên hoan chia tay. Dù trời lạnh nhưng Tuấn "kiên quyết" để lại tấm chăn ấm cho người đồng hương. Ngày 17-2, chiến tranh biên giới nổ ra. Ngày 19-3, người lính 22 tuổi Trần Mạnh Tuấn anh dũng hy sinh. Không thể ngờ tấm ảnh và mảnh chăn kia là kỷ vật cuối cùng hai người bạn cùng quê trao gửi cho nhau. Đồng đội mai táng anh Tuấn ở nghĩa trang Phố Ràng huyện Bảo Yên. Cuối tháng 3 năm 1979, anh Chiến có chuyến công tác về hậu phương, tranh thủ thời gian sang Đình Chu thăm gia đình bạn, định bụng sẽ thông báo hung tin. Nhưng đến nơi, nhìn cô Xuyên bế cháu trai còn đỏ hỏn trên tay, anh Chiến không thể cất lời. Tâm trạng của người trót nói dối, anh Chiến đau đớn mang theo lên biên giới lá thư người vợ trẻ gửi chồng đã là liệt sĩ!
Chiến sự rồi cũng đến hồi vãn. Đầu năm 1983 anh Chiến ra quân, trở về cơ quan cũ. Chị Xuyên sau đó chuyển về Xí nghiệp hóa chất H76 cũng ở Lâm Thao và đi bước nữa với một kỹ sư điện làm cùng. Anh chị có thêm một cháu gái. Những năm sau đó, trong thời buổi chuyển đổi cơ chế, chuyện làm ăn, mưu sinh là nỗi lo không của riêng ai. Nếu câu chuyện giữa họ chỉ dừng lại ở đấy thì cũng chưa có gì đáng nói. Cái đáng nói là cái kết có hậu của câu chuyện.
Người chồng sau của chị Xuyên cũng là một người tốt, cùng vợ nuôi hai con phương trưởng, đối xử tử tế với gia đình anh Tuấn. Anh Chiến có nhiều tiến bộ trong công tác, dần trở thành cán bộ công đoàn của Công ty Supe. Tấm ảnh thì anh đã trao cho chị Xuyên, còn tấm chăn cũ, dù không dùng đến nhưng anh vẫn giữ như kỷ vật của đồng đội với mình. Trong một lần đến Đài PTTH Phú Thọ đón phóng viên cùng đi công tác, tình cờ anh Chiến thấy chàng phóng viên vóc dáng vạm vỡ, có nhiều nét giống người đồng đội năm xưa. Hỏi ra mới biết Trần Mạnh Cường là con bố Tuấn, mẹ Xuyên.
Sau lần gặp ấy, những kỷ niệm nhỏ nơi biên giới trỗi dậy trong anh. Anh chọn đúng ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ - ngày 7-5-2010, để về lại Đình Chu, trao lại chiếc chăn kỷ vật cho gia đình. Ông bà nhận anh làm con như Tuấn năm xưa, và từ đây anh có thêm một chốn đi về thân thiết. Hầu như mọi công to, việc nhỏ của ông bà nội Trần Mạnh Cường ở Đình Chu, như mừng thọ các cụ, giỗ tết, quy tập hài cốt anh Tuấn về quê, hay khi các cụ trái gió trở trời, vợ chồng chị Xuyên- anh Hỹ, anh Chiến đều chung tay, góp mặt.
Kể cho tôi nghe câu chuyện trên đây, đọc cho tôi nghe mấy câu thơ mộc mạc về anh Tuấn, nhiều lần mắt anh Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, ngấn nước vì xúc động. Tuấn ơi ba chục năm rồi/ Nhớ ngày ăn đứng ngủ ngồi có nhau/ Bạn bè chia sẻ trước sau/ Chung vui cùng đọc những câu thư nhà/ Những đêm gió lạnh, mưa xa/ Ngẫm mà thương mãi mẹ già quê hương/ Tấm chăn từ thuở chung giường/ Tháng ngày như vẫn còn vương bóng hình...
Không thể khác, những kỷ niệm nhỏ khi xưa đã nuôi lớn tình đồng đội của các anh, như mạch nguồn đền ơn đáp nghĩa mãi tuôn trào, để những người cha, người mẹ liệt sĩ có thêm những người con, thêm cây che, bóng mát cuối chặng đường xa...
Nguyễn Sản
Người gửi / điện thoại
Đoàn Viết Tiên số điện thoại 0385597113tôi muốn xem toàn bộ văn bản về thu nộp quản lý và sử dụng hội phí Cựu Chiến binh Việt namTrịnh Văn QuangMẫu về thủ tục kết nạp hội viên CCB đơn thứ tự các bướcCHU KIM LINH. 0962299221Kính thưa các bác.cháu tẽn CHU KIM LINH. Cháu xin có đôi lời muốn hỏi. Ông nội của cháu là CHU ÂN LAI. nội của cháu vừa mới mất ngày 08/10/2023. Ông cháu đã 98 tuổi tuổi trẻ ông cháu đã trải qua nhiều...Linh PCT Hội CCB tỉnh Phú ThọBác đã chuyển thông tin này cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh. Cháu và gia đình liên hệ với bác Chiến (0912588040) Chủ tịch Hội Hỗ trợ GĐLS tỉnh phú Thọ để được tư vấn nhéLinh PCT Hội CCB Phú ThọBác đã chuyển cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh để thông tin và tìm kiếmNguyễn Đình Vinh / ĐT 0966033392Cháu chào các bác ạ. cháu là người nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Vụ hi sinh ngày 28/04/1984 tại chốt 1509, thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 122 , sư đoàn 313.Hiện tại cháu và gia đình mòn muốn t... |
Bạn biết về chúng tôi từ đâu?
Từ GoogleTừ Bạn Bè Nguồn Khác |
BẢN QUYỀN THUỘC HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH PHÚ THỌ