Diễn đàn của Hội Cựu chiến binh tỉnh Phú Thọ

Đang truy cập: 67
Trong ngày: 22
Trong tuần: 1174
Lượt truy cập: 1544531

Tháng 2 nhớ \"Lời thề người lính Vị Xuyên\"

Tháng 2 nhớ "Lời thề người lính Vị Xuyên"

Ở nghĩa trang Vị Xuyên có một bia đá khắc 9 chữ vàng: "Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử". Dòng chữ được khắc trên báng súng của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh (dân tộc Mường, quê ở xã Minh Hoà, Yên Lập, Phú Thọ) nhưng đó cũng là lời thề bất tử của thế hệ những người lính đã chiến đấu can trường trên mảnh đất Vị Xuyên để giữ lại từng tấc đất thiêng của Tổ quốc.

nghia_trang_vi_xuyenNghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên - "mái nhà chung" của hàng nghìn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. 

Liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh hy sinh trong ngày quân xâm lược gần như dồn hoả lực mạnh nhất mở đợt tấn công nhằm chiếm lại điểm cao 685 nơi vẫn được mệnh danh như "lò vôi thế kỷ" một thời. Người lính ấy đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng dù trên mình mang đầy thương tích.

Theo ông Thái Khắc Ba (Tân Kỳ, Nghệ An; năm nay 67 tuổi) - nguyên đại đội trưởng Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356, đó là sáng 18.1.1985 khi quân địch dồn hoả lực và bộ binh mở đợt tiến công mới. Trong trận đánh ấy, anh Ninh bị thương ở chân nhưng vẫn chỉ huy đồng đội chiến đấu, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch.

loi-the-tren-da       Lời thề “Sống bám đá, chết hoá đá, thành bất tử” của liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh như lời khẳng định sự quyết tử của những người lính Vị Xuyên giữ từng tấc đất, mỏm đá của Tổ quốc.

Giọng nói người lính già như trầm lại, ánh mắt đỏ cay: "Tôi yêu cầu anh Ninh lên cáng cứu thương để anh em đưa về sau chiến tuyến nhưng anh quyết không nghe. Đến cuối ngày, anh Ninh bị thương vào đầu rồi hy sinh. Trận đánh ác liệt đó, cả hai bên cùng thương vong nhiều nhưng ta giữ vững được điểm E5 thuộc cao điểm 685".

Trước đó, trong những khoảng nghỉ giữa các trận đánh, ông Ba thấy liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh kỳ công khắc chữ trên báng gỗ của khẩu AK sau đó dùng kem đánh răng bôi lên. Rồi sau mọi người mới nhìn rõ dòng chữ màu trắng đục nổi trên báng súng "Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử".

"Ngày ấy ác liệt, sáng còn chiều đã hy sinh, chẳng ai biết được. Anh Ninh nằm xuống nhưng kỷ vật để lại là dòng chữ trên báng súng của anh Ninh giống như một lời thề quyết tử với kẻ thù theo chúng tôi trong cả cuộc chiến để coi cái chết nhẹ tênh" - ông Ba nghẹn ngào.

Ngày 29.8.1985, liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau 30 năm nằm lại cùng đồng đội tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, hài cốt anh được gia đình đưa về an táng tại quê nhà.

     Đau đáu nỗi niềm

Đã 43 năm đã trôi qua, cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc giờ đây đã được nhiều thế hệ biết và hiểu hơn. Biết bao mất mát để giữ lại từng tấc đất, từng mỏm đá nhưng rõ ràng sự hy sinh của hàng vạn liệt sĩ trong cuộc chiến oanh liệt đó đã trở thành bất tử.

Có người tìm về Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên để hương khói cho người thân đã nằm xuống, có người đến với sự tri ân thành kính. Nhưng có lẽ nhiều cảm xúc hơn cả chính là những người  từng sống và chiến đấu trong cuộc chiến ấy tìm về đây để được "trò chuyện" với đồng đội mình.

quan-trang-vi-xuyen      Ông Hoàng Văn Hoàn và những người nhân viên tại Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên vẫn âm thầm chăm sóc từng phần mộ liệt sĩ bằng tất cả sự thành kính

Hơn 20 năm làm quản trang tại Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên, ông Hoàng Văn Hoàn đã chứng kiến nhiều hình ảnh, được nghe nhiều câu chuyện xúc động từ chính thân nhân, đồng đội của những người lính Vị Xuyên đã nằm lại trên mảnh đất này.

"Những người lính già tóc đã bạc trắng vẫn lặng lẽ thắp hương và đứng hàng giờ trước phần mộ của những người đồng đội. Cũng có người mang cả đàn đến hát, trò chuyện bên cạnh nấm mộ của đồng đội. Những hình ảnh đó thực sự khiến bao người chứng kiến xúc động bật khóc" - ông Hoàn nhớ lại.

Ông kể, có người con trai cùng mẹ từ tận vùng Minh Hoá, Quảng Bình nhưng năm nào vào dịp tháng 7 cũng lên đây thắp hương và đi từng ngôi mộ với hy vọng có thể tìm được người cha mình đã hy sinh trong cuộc chiến. Họ phải ra về khi chưa thể tìm được người thân mà ông thấy lòng mình như thắt lại.

Có lẽ cũng vì vậy mà bao năm làm nghề quản trang, ông Hoàn vẫn đau đau nỗi niềm khi tại Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên vẫn còn quá nhiều những phần mộ liệt sĩ vô danh. Họ đã nằm ở đây hơn 30 năm qua nhưng chưa thể xác định được tên tuổi, quê quán.

6-1594471460727

 Nhiều anh hùng đã nằm lại nghĩa trang Vị Xuyên, dù chưa xác định được danh tính, vẫn luôn nhận được sự chăm sóc, hương khói thành kính.

Thắp nén nhang thơm trên từng phần mộ, ông Hoàn ngậm ngùi: "Dù là liệt sĩ vô danh hay đã xác định được tên tuổi đều nhận được sự chăm sóc, hương khói thành kính. Chỉ mong rằng rồi sau này, các anh được xác định tên tuổi, nguyên quán để người thân được an ủi phần nào. Chiến tranh đã ác liệt, đau thương quá rồi".

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang) được khởi công xây dựng từ năm 1990 ngay sát Quốc lộ 2 và cách TP. Hà Giang 18km.

Đến thời điểm đầu năm 2022, đã có 1.850 liệt sĩ và một phần mộ liệt sĩ tập thể. Trong đó, có hơn 1.600 liệt sĩ từ khắp các tỉnh trong cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc được quy tập về đây.

Hiện tại, trên mảnh đất Hà Giang, vẫn còn hơn 2.000 liệt sĩ chưa được tìm thấy. Vì vậy, công tác tu bổ, mở rộng và quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc về Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên vẫn đang được Bộ Quốc phòng và tỉnh Hà Giang thực hiện./.

     Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang) được khởi công xây dựng từ năm 1990 ngay sát Quốc lộ 2 và cách TP. Hà Giang 18km.

Đến thời điểm đầu năm 2022, đã có 1.850 liệt sĩ và một phần mộ liệt sĩ tập thể. Trong đó, có hơn 1.600 liệt sĩ từ khắp các tỉnh trong cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc được quy tập về đây.

Hiện tại, trên mảnh đất Hà Giang, vẫn còn hơn 2.000 liệt sĩ chưa được tìm thấy. Vì vậy, công tác tu bổ, mở rộng và quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc về Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên vẫn đang được Bộ Quốc phòng và tỉnh Hà Giang thực hiện.

Nguồn báo Lao động VN


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Đoàn Viết Tiên số điện thoại 0385597113

tôi muốn xem toàn bộ văn bản về thu nộp quản lý và sử dụng hội phí Cựu Chiến binh Việt nam

 

Trịnh Văn Quang

Mẫu về thủ tục kết nạp hội viên CCB đơn thứ tự các bước

 

CHU KIM LINH. 0962299221

Kính thưa các bác.cháu tẽn CHU KIM LINH. Cháu xin có đôi lời muốn hỏi. Ông nội của cháu là CHU ÂN LAI. nội của cháu vừa mới mất ngày 08/10/2023. Ông cháu đã 98 tuổi tuổi trẻ ông cháu đã trải qua nhiều...

 

Linh PCT Hội CCB tỉnh Phú Thọ

Bác đã chuyển thông tin này cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh. Cháu và gia đình liên hệ với bác Chiến (0912588040) Chủ tịch Hội Hỗ trợ GĐLS tỉnh phú Thọ để được tư vấn nhé

 

Linh PCT Hội CCB Phú Thọ

Bác đã chuyển cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh để thông tin và tìm kiếm

 

Nguyễn Đình Vinh / ĐT 0966033392

Cháu chào các bác ạ. cháu là người nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Vụ hi sinh ngày 28/04/1984 tại chốt 1509, thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 122 , sư đoàn 313.Hiện tại cháu và gia đình mòn muốn t...

 
Xem toàn bộ
Công ty TNHH Đất Việt PROLAB

Bạn biết về chúng tôi từ đâu?
Từ Google
Từ Bạn Bè
Nguồn Khác

 BẢN QUYỀN THUỘC HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH PHÚ THỌ

                    Phố Tân Việt, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
                   Tel/fax: 02103 847 644 - Email: ccbphutho@gmail.com; tên miền hoiccbphutho.com
                    Chịu trách nhiệm xuất bản: Thiếu tướng Trần Anh Du - Chủ tịch Hội
                   Chịu trách nhiệm nội dung: Đại tá HẠ BÁ LINH - Phó Chủ tịch Hội