Đang truy cập: 47 Trong ngày: 143 Trong tuần: 1033 Lượt truy cập: 1544184 |
GIỮ TRỌN LỜI THỀ VỚI ĐỒNG ĐỘI
Tôi và anh Phạm Quyết Chiến, cùng quê xã Cao Xá-huyện Lâm Thao-tỉnh Phú Thọ. Tháng 8/1971, tôi nhập ngũ, huấn luyện chưa đầy 2 tháng thì vào chiến trường là Quảng Trị; còn anh Chiến tháng 5/1972 cũng tình nguyện lên đường nhập ngũ; tháng 8/1972, vào Nam chiến đấu ở chiến trường Quảng Nam-Đà Nẵng, là nơi hy sinh, ác liệt nhất cả nước.
Trước khi vào Nam chiến đấu và mỗi khi bước vào chiến dịch, đồng đội và anh Chiến lại thề thốt với nhau: “Chiến tranh là sinh-tử; là xanh cỏ-đỏ ngực, nếu thằng nào còn sống phải có trách nhiệm với thằng đã chết”; câu nói ấy nghe thì mộc mạc đầy chất lính, nhưng đó mãi là một lời thề, một sự cam kết lịch sử mà suốt mấy chục năm qua anh Phạm Quyết Chiến luôn giữ trọn.
Đại tá Phạm Quốc Chiến (đứng thứ 3 từ trái sang) trao tặng sổ tiết kiệm cho thân nhân liệt sĩ
CUỘC CHIẾN SINH TỬ VÀ NHỮNG NĂM THÁNG HÀO HÙNG
Qua những năm tháng chiến đấu tại chiến trường Quảng Nam-Đà Nẵng; biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc; từ một chiến sĩ đến cán bộ tiểu đoàn, anh Chiến cùng đồng đội đã lập nên những chiến công tô thắm thêm truyền thống của đơn vị. Trong cuốn lịch sử của Sư đoàn 2-Quân khu 5 có viết: Cứ điểm Nông Sơn là căn cứ phòng thủ đầu não và 11 cứ điểm ngoại vi, 9 hàng rào dây thép gai, 41 lô cốt và nhiều hầm ngầm, đã được địch tuyên bố: “ Khi nào nước sông Thu Bồn chảy ngược thì Việt Cộng mới đánh chiếm được Nông Sơn”, trước đó Trung đoàn 31-Sư đoàn 2-Quân khu 5 đã tấn công, nhưng không giành được thắng lợi, 242 cán bộ và chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Quyết tâm trả thù cho đồng đội, ngày 18/7/1974, đơn vị anh Chiến thực hiện chiến thuật vây lấn đánh chiếm cứ điểm Nông Sơn. Trong cuốn hồi ký của Trung tướng Nguyễn Huy Chương-Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng-Chính ủy Quân khu 5 có viết: Sau khi mở 9 hàng rào thép gai, Trung đội trưởng Phạm Quyết Chiến dẫn đầu mũi thọc sâu đánh thẳng vào Sở chỉ huy cứ điểm Nông Sơn. Lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Quân khu mang dòng chữ “ Đoàn dũng cảm, đánh hăng, vây lấn điểm cao, tiêu diệt gọn, dứt điểm nhanh, tấn công liên tục”, do đồng chí Đoàn Khuê- Phó Chính ủy Quân khu 5 trực tiếp giao cho Trung đoàn 31 đã được Phân đội thọc sâu do Trung đội trưởng Phạm Quyết Chiến chỉ huy cắm cờ trên cứ điểm Nông Sơn (Đồng chí Đoàn Khuê sau này là Đại tướng-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã qua đời năm 1999). Kết quả là 2 Tiểu đoàn địch bị xóa sổ, 545 tên lính cúi đầu xin hàng trước mũi súng của các chiến sĩ ta. Huyện Nông Sơn hoàn toàn được giải phóng.
Cựu Chiến binh Trần Đình Phùng (nguyên là Trưởng phòng Tài chính-Ngân sách, Tỉnh ủy Phú Thọ) khi trao đổi về anh Chiến có nói: “Tôi và anh Phạm Quyết Chiến là đồng hương, đồng ngũ, đồng chiến hào, anh Chiến có vinh dự được kết nạp Đảng từ năm 1972, thường được giao nhiệm vụ thọc sâu, đột phá và các nhiệm vụ quan trọng khác, Tôi và anh Lê Quang Đại (hiện nay là Thiếu tướng-Chủ tịch Hội CCB tỉnh Phú Thọ) ở đơn vị 14 ly 5 đã từng phối hợp chiến đấu với đơn vị của anh Chiến trong nhiều trận đánh (trong đó có trận Nông Sơn). Anh cùng chúng tôi và đơn vị tham gia chiến đấu giải phóng tỉnh Quảng Nam tiếp tục đánh vào sân bay Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 của Trung tướng Ngô Quang Trưởng. Sau giải phóng Miền Nam, anh cùng đơn vị lại có mặt chiến đấu tại mặt trận Tây Nam, biên giới phía Bắc. Anh Chiến cùng đồng đội đã nhiều lần vào chiến trường xưa để tìm đồng đội, thăm viếng nghĩa trang và thu thập, chia sẻ được rất nhiều thông tin về sự hy sinh của các liệt sĩ (trong đó có trên 1.500 liệt sĩ quê ở tỉnh Vĩnh Phú) và cùng với Ban liên lạc bạn chiến đấu Trung đoàn 31 ủng hộ một phần kinh phí xây dựng Bia tưởng niệm liệt sĩ tại Nông Sơn và hàng năm tổ chức gặp mặt, thăm hỏi tặng quà, tặng sổ tiết kiệm cho hàng trăm lượt gia đình liệt sĩ của đơn vị. Một nghĩa cử tri ân đồng đội, đáng được trân trọng”.
THỬ THÁCH VỚI LỜI THỀ
Ôn lại những năm tháng chiến đấu và thực hiện lời thề với đồng đội, anh Chiến chia sẻ: Nói thì như vậy, nhưng để giữ trọn lời thề không dễ đâu, rồi anh kể cho tôi vài câu chuyện:
Đêm 30 Tết Nguyên đán năm 1973, Đại đội 5, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 31, Sư đoàn 2 (Một đơn vị có bề dày truyền thống từ Đại đội đến Sư đoàn đều là đơn vị anh hùng) đang chốt giữ tại Gò Chùa, thì Đại đội trưởng Vạn mời tôi về hầm Chỉ huy đón giao thừa, đang mở gói kẹo, thì trinh sát báo về: Anh Thản-Chính trị viên Đại đội bị vấp mìn nằm sát điểm cao địch đang chốt giữ; tôi xung phong cùng 3 đồng đội đi tìm. Lính mới tò te, chưa thông thạo địa hình lại vừa bổ sung về đơn vị. Đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, mấy anh em cứ lần, mò, tìm, không may tôi vấp phải mìn sáng, địch phát hiện hô hét, bắn loạn xạ, mỗi người đi tìm một hướng và không còn liên lạc được với nhau nữa. Tôi lọt vào vòng vây của địch, chỉ còn cách ẩn nấp trong chiếc hầm mà người dân bỏ lại, ăn khoai lang sống để chờ cơ hội tìm về đơn vị. Mãi tới mồng 5 Tết, lợi dụng lúc địch sơ hở, tôi mới tìm được lối thoát trở về đơn vị. Còn xác của Chính trị viên Thản mãi sau này mới được quy tập. Cũng năm đó, ngày 28/01/1973 (Hiệp định Pari về Việt Nam có hiệu lực). Là Đảng viên trẻ nên tôi được giao giữ súng B41 và 8 quả đạn, vận động cùng xe Tăng tiến công quân địch trong công sự vững chắc mở rộng vùng giải phóng, bị sốt rét 39-40 độ, nên tôi vấp ngã liên tục, biết vậy anh Nguyễn Văn Hiên, bạn đồng ngũ ở xã Sơn Vi báo cáo Chỉ huy đổi khẩu Tiểu liên AK cho tôi để cả hai cùng hoàn thành nhiệm vụ. Trận đánh hôm đó anh Hiên bắn trúng nhiều ụ súng và hỏa lực của địch tạo điều kiện cho tôi và đơn vị đánh chiếm cắm cờ giải phóng một vùng rộng lớn. Khi xung phong đánh chiếm mục tiêu, tôi nhìn thấy nhiều đồng đội bị thương và hy sinh, trong đó có anh Hiên bị thượng nặng nhưng vì nhiệm vụ nên không thể dừng lại băng bó, vuốt mắt cho đồng đội, mà việc đó đã có Quân y và lực lượng thu dung đảm nhiệm. Sau này rất nhiều gia đình liệt sĩ biết tôi là nhân chứng trong trận đánh, điện hỏi về bia mộ và hài cốt liệt sĩ nhưng thực tế số liệt sĩ hy sinh ngày hôm đó hầu hết không có tên trên bia mộ. Như vậy bạn bè, đồng đội tôi từ có tên, nay trở thành không tên tuổi và quê quán.
Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, bạn tôi là Phạm Văn Bình ở xã Vĩnh Lại là Đại đội trưởng hy sinh tại Campuchia, chưa lấy được xác thì tôi nhận lệnh chuyển vùng ra biên giới phía Bắc. Đến nay gia đình vẫn chưa biết thông tin phần mộ của anh ở đâu, bố mất, vợ tái giá, mẹ thì già yếu…để tri ân đồng đội Ban liên lạc chúng tôi đã tặng một sổ tiết kiệm để an ủi, động viên Cụ lúc cuối đời.
Ngày 19/02/1979, trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, tôi đang chỉ huy Tiểu đoàn chiến đấu tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, thì đồng chí Nguyễn Văn Tuyên là đồng đội cùng nhập ngũ quê ở huyện Yên Lập bị thương. sau này giám định thương tật là 41%. Song cũng do ảnh hưởng của vết thương, thời gian gần đây anh phải đi viện nhiều lần, mặc dù được gia đình, các y, bác sỹ ở bệnh viện rất tận tình cứu chữa, nhưng anh không qua khỏi và rất tiếc là anh đã mất vào những ngày cuối năm năm 2021.
CƠ HỘI MỚI
Tháng 10/2010, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (Hội HTGĐLS) Việt Nam ra đời, Đại tá Đào Thắng, nguyên là Chỉ huy Phó về Chính trị-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phú là thành viên sáng lập Hội HTGĐLS Việt Nam, được Trung tướng Lê Văn Hân-Chủ tịch Hội HTGĐLS Việt Nam giao nhiệm vụ về tuyên truyền, vận động thành lập Hội tại Phú Thọ. Đại tá Phạm Quyết Chiến, nguyên Phó Tham mưu trưởng-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ đang nghỉ chờ hưu là người đầu tiên được ông Đào Thắng vận động tham gia, sau đó anh Chiến có điện cho tôi trao đổi để thành lập Ban Vận động thành lập Hội. Rất thuận lợi là anh Chiến công tác tại tỉnh Phú Thọ trong nhiều năm, nên quen biết với nhiều cán bộ đương chức và nghỉ hưu cộng với tâm huyết và trăn trở muốn thực hiện trọn vẹn lời thề với đồng đội. Ngoài công tác tuyên truyền, vận động thành lập Hội, anh Chiến còn chia sẻ nhiều câu chuyện xúc động và lời thề với đồng đội trước khi ra trận; nên đã được các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh và các Sở, Ban, Ngành ủng hộ, gia đình liệt sĩ, các Cựu Chiến binh và hội viên tham gia; bao nhiêu khó khăn ban đầu đều đã được giải quyết, việc thành lập Hội diễn ra đúng kế hoạch. Đại hội lần thứ nhất của Hội ra mắt thành công tốt đẹp. Trong quá trình hoạt động, Hội luôn được Thiếu tướng Lê Quang Đại-Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ (hiện nay là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Phú Thọ), là người đặc biệt quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động.
Được trực tiếp làm việc với anh từ khi thành lập Hội, trên các cương vị là Ủy viên Ban Vận động, Phó Chủ tịch Thường trực, Chủ tịch Hội kiêm Trưởng ban Tuyên truyền-Vận động; đồng thời là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ; thành viên 3 Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: BCĐ Tổng rà soát Người có công, BCĐ Xác nhận Người có công, BCĐ Tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (BCĐ 515); tôi thấy ở anh có phong cách làm việc tận tâm, tận lực, chu đáo và có nhiều sáng kiến khoa học để Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó anh có nhiều buổi nói chuyện tuyên truyền về đạo lý, truyền thống của dân tộc Việt Nam cho nhiều đối tượng là cán bộ, học sinh, sinh viên, Cựu Chiến binh đã tạo được sức lan tỏa và hiệu ứng tích cực, đồng hành với hoạt động tri ân và tôn vinh các Anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng. Ghi nhận thành tích trong chiến đấu và hoạt động của Hội, anh được Đảng, Nhà nước và tổ chức Hội tặng thưởng: Một Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng 2; Ba Huân chương Chiến công hạng 1,2,3; Một Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng 3; Ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng 1,2,3; Một Huy chương Quân kỳ Quyết thắng và nhiều Bằng khen, Giấy khen khác. Chủ tịch Hội HTGĐLS Việt Nam tặng 02 Bằng khen, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tặng 01 Bằng khen; Nhưng tôi nghĩ phần thưởng lớn nhất đối với anh là luôn “Giữ trọn lời thề với đồng đội”.
Việt Trì, tháng 12 năm 2021
Đại tá Cao Xuân Sang
Phó Chủ tịch Thường trực Hội HTGĐLS tỉnh Phú Thọ
Người gửi / điện thoại
Đoàn Viết Tiên số điện thoại 0385597113tôi muốn xem toàn bộ văn bản về thu nộp quản lý và sử dụng hội phí Cựu Chiến binh Việt namTrịnh Văn QuangMẫu về thủ tục kết nạp hội viên CCB đơn thứ tự các bướcCHU KIM LINH. 0962299221Kính thưa các bác.cháu tẽn CHU KIM LINH. Cháu xin có đôi lời muốn hỏi. Ông nội của cháu là CHU ÂN LAI. nội của cháu vừa mới mất ngày 08/10/2023. Ông cháu đã 98 tuổi tuổi trẻ ông cháu đã trải qua nhiều...Linh PCT Hội CCB tỉnh Phú ThọBác đã chuyển thông tin này cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh. Cháu và gia đình liên hệ với bác Chiến (0912588040) Chủ tịch Hội Hỗ trợ GĐLS tỉnh phú Thọ để được tư vấn nhéLinh PCT Hội CCB Phú ThọBác đã chuyển cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh để thông tin và tìm kiếmNguyễn Đình Vinh / ĐT 0966033392Cháu chào các bác ạ. cháu là người nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Vụ hi sinh ngày 28/04/1984 tại chốt 1509, thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 122 , sư đoàn 313.Hiện tại cháu và gia đình mòn muốn t... |
Bạn biết về chúng tôi từ đâu?
Từ GoogleTừ Bạn Bè Nguồn Khác |
BẢN QUYỀN THUỘC HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH PHÚ THỌ