Đang truy cập: 64 Trong ngày: 167 Trong tuần: 1267 Lượt truy cập: 1544817 |
ANH LÊ PHÁT TỊNH
NGƯỜI KHÔNG BỊ LÃNG QUÊN
Tôi gặp, quen biết rồi trở nên thân thiết với anh Lê Phát Tịnh từ giữa năm 1978, khi anh về nhận công tác tại Cục Tuyên huấn-Tổng Cục Chính trị. Khi ấy, tôi là sỹ quan, Trợ lý phòng Nghiên cứu-Tổng hợp, Cục Bảo vệ-An ninh-Tổng Cục Chính trị.
Đại biểu Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh phú Thọ
Anh Lê Phát Tịnh sinh ra và lớn lên ở cái xóm nhỏ có tên gọi rất bình dị là Xóm Ván, thuộc làng Lâm, xã Trạm Thản, huyện Đoan Hùng (Nay là huyện Phù Ninh), tỉnh Phú Thọ. Làng anh cận kề với những địa danh nổi tiếng: Cầu Hai-Chân Mộng, ngã ba Sông Lô-Sông Chảy, Khoan Bộ; Nơi ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
Đầu năm 1965, vừa bước vào tuổi 20, anh được kết nạp vào Đảng CSVN. Gần một tháng sau đó, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Đảng viên trẻ Lê Phát Tịnh tạm biệt quê hương, gia đình, người thân, người yêu lên đường cầm súng và trở thành chiến sỹ của Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô) thuộc Sư đoàn 308 (Đại đoàn quân tiên phong) anh hùng.
Ngót 40 năm mặc áo lính, anh Tịnh trưởng thành từ chiến sỹ thành một cán bộ cao cấp của quân đội. Anh từng chiến đấu trên chiến trường nóng bỏng nhất, gian khổ nhất, ác liệt nhất là chiến trường Trị - Thiên. Ba lần vào chiến trường, anh tham gia ba chiến dịch lớn: Đường 9-Khe Sanh, xuân hè 1968; Đường 9-Nam Lào, xuân hè 1971; Cuộc Tổng tiến công chiến lược giải phóng Quảng Trị năm 1972. Chiến đấu, công tác trên những cương vị khác nhau, anh đã để lại những dấu ấn khó phai mờ trong ký ức của đồng đội. Từ người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, anh đã trở thành sỹ quan-cán bộ làm công tác Đảng, công tác Chính trị của Trung đoàn 102.
Từ chiến trường ra, anh được cử đi học khóa đào tạo tại Học viện Chính trị -Quân sự. Hoàn thành khóa học, anh về công tác ở Cục Tuyên huấn-Tổng cục chính trị. Tháng 10 năm 1978 anh được thăng quân hàm Đại úy và được cử đi biệt phái ở Quân khu 9, trực tiếp tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam, trong đội hình Sư đoàn 339. Hai năm sau, thiếu tá Lê Phát Tịnh được cử đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm Pu Chia, với cương vị là trợ lý Tuyên huấn-Cục Chính trị Mặt trận 719 - Quân tình nguyện Việt Nam ở Căm Pu Chia.
Từ năm 1986 đến khi về nghỉ hưu (Tháng 01 năm 2004), anh lần lượt được thăng quân hàm Trung tá, Thượng tá, Đại tá, đảm nhiệm các cương vị: Trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu II, Đảng ủy viên Cục Chính trị Quân khu; Chủ nhiệm Chính trị, Chỉ huy Phó về Chính trị, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tuyên Quang, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XIV; Chánh Văn phòng Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Quân khu II.
Đầu năm 2005, anh được Trung ương Hội Cựu Chiến binh (CCB) Việt Nam quyết định về công tác tại cơ quan Trung ương Hội, trực tiếp làm Thư ký-Trợ lý cho đồng chí Trung tướng Đặng Quân Thụy-Chủ tịch Hội CCB Việt Nam khóa IV.
Gần 4 năm công tác ở cơ quan Trung ương Hội CCB Việt Nam, anh tiếp tục đóng góp sức lực, trí tuệ cho tổ chức Hội-một tổ chức của những "Bộ đội cụ Hồ" trên trận tuyến mới.
Rời cơ quan Hội về địa phương, từ cuối tháng 10 năm 2009 đến tháng 10 năm 2011, anh được bầu làm Chi ủy viên Chi bộ Đảng khu dân cư Tân Phương, phường Minh Phương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nơi gia đình anh cư trú.
Năm 2011, anh cùng với nhiều đồng chí cán bộ nghỉ hưu tuyên truyền, vận động thành lập Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) tỉnh Phú Thọ. Khi hội tụ đầy đủ các điều kiện và yếu tố của một tổ chức Hội; Tháng 3 năm 2012, Hội HTGĐLS tỉnh Phú Thọ được thành lập, anh được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội và đảm nhiệm cương vị này cho đến tháng 12 năm 2020. Trên cương vị là Ủy viên Ban Chấp hành Hội HTGĐLS Việt Nam, Chủ tịch Hội HTGĐLS tỉnh Phú Thọ, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ khóa XIII, XIV. Để guồng máy bắt tay vào hoạt động được ngay, anh và gia đình tặng cho cơ quan Tỉnh hội 01 bộ máy Vi tính và vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ cơ sở vật chất phục vụ đón tiếp, tư vấn, hỗ trợ cho các gia đình liệt sĩ ngay từ buổi đầu thành lập; Tiếp theo đó tổ chức khảo sát thực trạng liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên toàn tỉnh; Tuyên truyền bằng các tài liệu và đến từng cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang và các Ban liên lạc truyền thống trong tỉnh để tạo được sự ủng hộ và cùng đồng hành với Hội trong hoạt động tri ân.
Tháng 12 năm 2014, anh phải cắt bỏ quả thận trái, do di chứng của chiến tranh để lại, sức khỏe bị ảnh hưởng; Nhưng anh vẫn tận tụy với công việc, ra viện anh tiếp tục điều hành công việc của Hội, động viên, cổ vũ anh, chị, em hội viên. Tiếp đến tháng 7 năm 2020, căn bệnh hiểm nghèo lại hành hạ anh; Trong thời gian chữa bệnh cũng như khi sức khỏe hồi phục, anh đau đáu công việc: Sổ sách thống kê thông tin liệt sĩ trên bia mộ, danh sách giám định ADN..cũng như danh sách tư vấn, hỗ trợ của Hội được anh chỉ đạo và trực tiếp sắp xếp tổng hợp chu đáo. Do căn bệnh hiểm nghèo, anh xin thôi không tham gia Ban Chấp hành và Chủ tịch Hội; có thể nói hành trình tri ân liệt sĩ, đi tìm đồng đội và trả lại tên cho liệt sĩ trong 10 năm qua của Hội HTGĐLS tỉnh có sự đóng góp không nhỏ của anh.
Không khó để nhận thấy rằng, gần 40 năm mặc áo lính, anh Lê Phát Tịnh đã trải qua những tháng năm đầy khó khăn, gian khổ ác liệt. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, cương vị nào, anh cũng tận tâm, tận lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, nêu gương sáng về nhiệt huyết của một Đảng viên mẫu mực. Về nghỉ hưu, dẫu mang trong mình sự hủy hoại vô hình của chất độc màu da cam, anh vẫn tiếp tục cống hiến sức lực và trí tuệ cho Đảng, cho dân; Tích cực tham gia xây dựng, củng cố các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội của địa phương; Tận tâm, tận nghĩa với đồng đội, với các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”. Trong cuộc sống, anh là hiện thân của sự bình dị mà vẫn luôn thanh cao, mẫn tiệp; Thẳng thắn mà vẫn luôn nhân ái, bao dung; Đối với bầu bạn thì luôn trong sáng, thủy chung; Đối với đồng chí, đồng đội thì luôn khiêm tốn, chân thành; Đối với việc nước, việc dân, việc quân, anh luôn là một công bộc của thời đại mới.
Cuộc đời và sự nghiệp của anh Lê Phát Tịnh đã được Đảng, Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý: Huy hiệu 30 năm, 40 năm, 50 năm, 55 năm tuổi Đảng; Huân chương chiến công hạng nhất; Huân chương kháng chiến hạng nhất; Huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba; Huân chương quân kỳ quyết thắng; Huân chương Ăngco (do Nhà nước Căm Pu Chia tặng); Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng ba; Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng nhì; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Tư tưởng-Văn hóa; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp công tác Xây dựng Đảng; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp công tác Dân vận; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ và nhiều Bằng khen, Giấy khen khác.
Nguyễn Trung Tính-Hội viên Hội CCB-Hội viên Hội HTGĐLS tỉnh Phú Thọ
Người gửi / điện thoại
Đoàn Viết Tiên số điện thoại 0385597113tôi muốn xem toàn bộ văn bản về thu nộp quản lý và sử dụng hội phí Cựu Chiến binh Việt namTrịnh Văn QuangMẫu về thủ tục kết nạp hội viên CCB đơn thứ tự các bướcCHU KIM LINH. 0962299221Kính thưa các bác.cháu tẽn CHU KIM LINH. Cháu xin có đôi lời muốn hỏi. Ông nội của cháu là CHU ÂN LAI. nội của cháu vừa mới mất ngày 08/10/2023. Ông cháu đã 98 tuổi tuổi trẻ ông cháu đã trải qua nhiều...Linh PCT Hội CCB tỉnh Phú ThọBác đã chuyển thông tin này cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh. Cháu và gia đình liên hệ với bác Chiến (0912588040) Chủ tịch Hội Hỗ trợ GĐLS tỉnh phú Thọ để được tư vấn nhéLinh PCT Hội CCB Phú ThọBác đã chuyển cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh để thông tin và tìm kiếmNguyễn Đình Vinh / ĐT 0966033392Cháu chào các bác ạ. cháu là người nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Vụ hi sinh ngày 28/04/1984 tại chốt 1509, thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 122 , sư đoàn 313.Hiện tại cháu và gia đình mòn muốn t... |
Bạn biết về chúng tôi từ đâu?
Từ GoogleTừ Bạn Bè Nguồn Khác |
BẢN QUYỀN THUỘC HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH PHÚ THỌ