Đang truy cập: 11 Trong ngày: 72 Trong tuần: 1693 Lượt truy cập: 1550036 |
Nhắc đến Đại tá Trần Thọ Vệ, người dân xã Phú Hộ (thị xã Phú Thọ) không chỉ tự hào nhắc đến vị lão thành cách mạng đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam mà còn nhớ đến một người đảng viên 70 năm tuổi Đảng, chủ tịch đầu tiên của Hội Cựu chiến binh xã đầy tận tụy, tâm huyết, một nhà thơ tài hoa, đáng kính, bình dị giữa đời thường.
Ký ức về một thời hoa lửa
Đại tá Trần Thọ Vệ sinh năm 1930, quê gốc ở Nam Định, trong gia đình có năm anh chị em, bố là bác sỹ thú y nức tiếng thời Pháp thuộc, anh trai là nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Cừ. Hiện, ông đang sinh sống ở khu 14, xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ. Sớm được giác ngộ cách mạng, 14 tuổi, ông đã tham gia làm nhiệm vụ liên lạc, nhiều lần mang truyền đơn tuyên truyền của mặt trận Việt Minh từ thành phố Nam định ra huyện Ý Yên và từ huyện Ý Yên về Hà Nội trót lọt. Sau lệnh phát động toàn quốc kháng chiến, cùng với cả nước, tỉnh Nam Định sống trong những ngày sục sôi khí thế cách mạng.
Đêm 19/12/1946, chàng thanh niên Vệ hăng hái đi theo tiểu đội Vệ Quốc đoàn đánh vào nhà máy Sợi Nam Định với quyết tâm tiêu diệt gọn binh đoàn cơ động Pháp. Trong trận chiến giằng co ác liệt giữa ta và địch, đội Vệ Quốc đoàn chỉ có ba khẩu súng trường và cùng một số mã tấu, trong khi địch cố thủ với đầy đủ trang thiết bị vũ khí hiện đại nên dự định ban đầu của ta không thành. Nhưng với chàng thanh niên Vệ, thì đêm đó trở thành sự kiện đánh dấu quá trình tham gia chiến đấu trực tiếp với kẻ thù trên mọi mặt trận, không ngại hy sinh và gian khổ.
Đại tá Trần Thọ Vệ ngày ngày vẫn say sưa bên những trang thơ.
17 tuổi, giấc mơ trở thành chiến sỹ của ông Vệ trở thành hiện thực khi ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. 4 lời thề thiêng liêng của bản tuyên thệ được ông Vệ ghi nhớ suốt đời, trở thành kim chỉ nam đưa đường chỉ lối trong suốt cả cuộc đời cách mạng của ông sau này. Là đội viên của Đội Cảm tử quân thành phố Nam Định, chiến sỹ của Trung đoàn 34, do am hiểu về các loại vũ khí, ông được điều về tỉnh đội Nam Định, trở thành quân khí viên. Nhận thấy những tố chất đặc biệt của người chiến sỹ trẻ, ông Vệ được cử đi đào tạo tại Trường Sỹ quan Lục quân khóa 4 và Trường Sỹ quan Pháo binh khóa 1. Từ năm 1954 đến 1979, ông từng giữ các vị trí như Đại Đội phó của Trung đoàn pháo binh 38 thuộc Sư đoàn 308, trợ lý cao xạ Sư đoàn 308, Phó Khoa Chiến thuật Trường Sỹ quan Lục quân 2.
Những năm tháng sôi nổi, nhiệt huyết của tuổi trẻ, được trực tiếp chỉ huy tại các mặt trận trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tham gia chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Mậu Thân năm 1968, chiến dịch Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào và Đông Hà Quảng Trị, chiến dịch biên giới Tây - Nam… đã trở thành những hồi ức không thể nào quên. Và với ông, kỷ niệm được gặp Bác Hồ khi tham gia bảo vệ cầu Thủy Khẩu và lời nhắc nhở của Người là trang hồi ức đặc biệt nhất trong cuộc đời quân ngũ, vẫn luôn được ông Vệ khắc ghi trong tim.
Vào ngày 02/1/1952, trên đường đi công tác ở Liên Xô và Trung Quốc về, Bác Hồ đã ghé thăm Đại đội pháo cao xạ 612 - Đơn vị phòng không đầu tiên sử dụng 4 khẩu pháo cao xạ 37mm được phân công bảo vệ cầu Thủy Khẩu do Đại đội phó Trần Thọ Vệ chỉ huy. Trước khi gặp gỡ các chiến sỹ, Người có ngồi ở bờ sông Thủy Khẩu và quan sát được việc Đại đội 612 không bắn trúng máy bay của Pháp.
Bởi vậy, trong buổi gặp gỡ, sau khi đã tặng cho đơn vị vài phong thuốc lá thơm, hỏi han tình hình sinh hoạt và chiến đấu của Đại đội, Người mới nhẹ nhàng căn dặn: Nước ta còn rất nghèo, phần lớn vũ khí phải nhờ anh em bè bạn quốc tế giúp đỡ. Súng đạn là loại hàng quý và đắt nên khi sử dụng phải hết sức tiết kiệm, tránh lãng phí. Vì thế, Bác mong các chú chịu khó tập luyện, nắm vững kỹ thuật, làm chủ được trang thiết bị, thành thạo chiến thuật để bảo đảm đã đánh là thắng, đã bắn là trúng. Sau đó, Người chính thức phát động một đợt thi đua luyện quân lập công trong toàn thể đơn vị. Cả Đại đội 612 hăng hái thi đua làm theo lời Bác. Sau hơn 2 tháng, kể từ ngày Bác Hồ đến thăm, chỉ bằng hai loạt điểm xạ ngắn, chưa đến 30 viên đạn 37 ly, Đại đội Pháo cao xạ 612 đã bắn rơi một máy bay khu trục Pháp F8F Biê-cát biệt danh “gấu mèo”.
Sau chiến thắng này, Đại đội 612 được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư khen ngợi và được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Đến tháng 4/1954, Đại tá Võ Nguyên Giáp ký quyết định lập Trung đoàn pháo cao xạ 367 - Đây là trung đoàn Pháo cao xạ chủ lực đầu tiên của Quân đội ta với 6 tiểu đoàn hỏa lực. Ông Vệ là Đại đội trưởng Đại đội 817, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367 đã cùng cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 367 một lòng quyết tâm nêu cao khẩu hiệu “Còn một người, còn một khẩu pháo, còn một viên đạn còn chiến đấu”, “Thà chết chứ nhất định không chịu rời mâm pháo”. Tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị ông đã bắn hạ 3 máy bay địch.
Hơn 50 năm trong quân ngũ, bằng những kiến thức được học và kinh nghiệm nóng hổi từ chiến trường, ông Vệ còn được tín nhiệm giao trọng trách đào tạo, huấn luyện lực lượng pháo binh Việt Nam. Trong kí ức của ông Vệ, những năm 1979 - 1982, vẫn còn in đậm kỷ niệm về những tháng ngày nghĩa tình biên giới Việt Nam - Campuchia khi ông được cử làm trưởng đoàn chuyên gia sang giúp nước bạn đào tạo, huấn luyện lực lượng pháo binh. Trong 4 năm này, ở cương vị Hiệu trưởng Trường Lục quân, ông đã giúp nước bạn huấn luyện, đào tạo hàng trăm cán bộ, chiến sỹ sỹ quan pháo binh và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy khi trở về nước.
Để phục vụ cho công tác giảng dạy hiệu quả, ông đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo pháo thủ Việt Nam.
Nổi bật nhất phải kể đến công trình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng súng máy phòng không 12,7mm. Năm 1972, trong giai đoạn cả nước đang sôi nổi thực hiện phong trào “Thi đua bắn máy bay Mỹ”, khắc ghi lời căn dặn của Bác ở Thủy Khẩu, ông Vệ trăn trở đi tìm nguyên nhân vì sao bộ đội Việt Nam bắn trượt máy bay địch rất nhiều dù đã thực hiện kỹ thuật sử dụng súng máy phòng không 12,7mm theo đúng bài giảng của chuyên gia. Cuối cùng, ông phát hiện ra nhiều điểm hạn chế trong các bài giảng, từ đó, dựa trên nguyên lý toán học, ông đã nghiên cứu sửa lại các điểm chưa chuẩn xác để được bài giảng hoàn chỉnh.
Công trình nghiên cứu của ông dù chưa chính thức công bố nhưng đã được đem áp dụng giảng dạy ở nước ta và cả nước bạn Lào, mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu diệt máy bay địch, tránh lãng phí đạn dược, tiết kiệm tối ưu ngân sách cho đất nước. Từ chiến công này, ông đã được đại tá Nguyễn Ngọc Diệp - Cục Phó Cục cán bộ tận tay trao Quyết định thăng chức từ quân hàm Đại úy lên quân hàm Thiếu tá khi ông đang làm nhiệm vụ tại mặt trận B5. Sau này, công trình nghiên cứu trên đã được thừa nhận khi đăng trong Tạp chí Khoa học Quân sự và trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Phòng không - Không quân Việt Nam.
Người hùng giữa đời thường
Người hùng của “một thời hoa lửa” nhưng khiêm nhường, cương trực, rất kiệm lời khi kể về mình và những chiến công, đó cũng là cảm nhận của chúng tôi về Đại tá Trần Thọ Vệ. Tìm hiểu qua chị Hương, con gái út của ông, chị cười đôn hậu: “Khi kể về các chiến dịch mà bố tôi đã tham gia, ông thường chỉ kể các mốc thời gian và địa điểm ông cùng đồng đội chiến đấu và những chuyện vui bên lề. Nhiều khi chúng tôi cũng chỉ biết về bố mình khi đồng đội của ông đến nhà thăm kể lại”. Với cả quá trình cống hiến cho đất nước, cho cách mạng, ông đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam, CHDCND Lào, CHND Campuchia tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó nổi bật nhất là Huân chương Quân công hạng Hai và Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, sau khi về nghỉ chế độ vào năm 1990, ông Vệ tiếp tục góp sức tham gia xây dựng, phát triển quê hương. Là Hội trưởng đầu tiên của Hội cựu Chiến binh xã Phú Hộ, ông đã tích cực gây dựng các hoạt động của Hội, thực hiện phong trào Cựu chiến binh cùng giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Nói về người Hội trưởng cũ của mình, ông Nguyễn Hữu Hồng (Khu 10, xã Phú Hộ) - Giám đốc Hợp tác xã Chè Phú Thịnh không giấu nổi xúc động và kính trọng: “Tôi là thương binh, trở về địa phương tham gia Hội cực Chiến binh xã với rất nhiều trăn trở “Nuôi con gì, trồng cây gì” để gia đình đỡ khó khăn. Anh Vệ lúc đó đã phát động phong trào “Mỗi người góp 1 cây, 1 con” để giúp tôi làm vườn tình nghĩa, ổn định cuộc sống. Nhờ sự động viên của anh Vệ, tôi đã khắc phục khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống như ngày hôm nay”.
Không chỉ mang nhiệt huyết của người lính, sự năng động của người Hội trưởng Hội Cựu Chiến binh, ông Vệ còn mang trong mình niềm say mê mãnh liệt với thơ ca. Ông là hội viên tích cực của Câu lạc bộ Thơ Việt Nam tỉnh Phú Thọ, từng là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Việt Nam thị xã Phú Thọ. Đến nay, ông đã cho ra mắt hai tập thơ “Khi người lính làm thơ” (được Câu lạc bộ thơ Việt Nam trao giải A) và tập thơ “Lá thu đỏ”.
Trải qua 88 năm tuổi đời, 70 năm tuổi Đảng, mắt có mờ, chân có chậm nhưng ông Vệ vẫn minh mẫn, tinh anh. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ của mình, ông Vệ vẫn ngày ngày miệt mài sáng tác những tác phẩm mới gửi gắm tất cả những men say của cuộc đời người lính, của tình yêu đất nước, những suy tư và trách nhiệm với cuộc sống hôm nay. Với ông, những lúc khó khăn nhất, gian khổ nhất, chỉ cần đặt tay lên lồng ngực - Nơi trái tim đã dành trọn vẹn cho Đảng, cho Bác, ông lại giữ vững tâm niệm “Phải sống sao cho xứng đáng để tự hào là Người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”!
Thùy Linh
Người gửi / điện thoại
Đoàn Viết Tiên số điện thoại 0385597113tôi muốn xem toàn bộ văn bản về thu nộp quản lý và sử dụng hội phí Cựu Chiến binh Việt namTrịnh Văn QuangMẫu về thủ tục kết nạp hội viên CCB đơn thứ tự các bướcCHU KIM LINH. 0962299221Kính thưa các bác.cháu tẽn CHU KIM LINH. Cháu xin có đôi lời muốn hỏi. Ông nội của cháu là CHU ÂN LAI. nội của cháu vừa mới mất ngày 08/10/2023. Ông cháu đã 98 tuổi tuổi trẻ ông cháu đã trải qua nhiều...Linh PCT Hội CCB tỉnh Phú ThọBác đã chuyển thông tin này cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh. Cháu và gia đình liên hệ với bác Chiến (0912588040) Chủ tịch Hội Hỗ trợ GĐLS tỉnh phú Thọ để được tư vấn nhéLinh PCT Hội CCB Phú ThọBác đã chuyển cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh để thông tin và tìm kiếmNguyễn Đình Vinh / ĐT 0966033392Cháu chào các bác ạ. cháu là người nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Vụ hi sinh ngày 28/04/1984 tại chốt 1509, thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 122 , sư đoàn 313.Hiện tại cháu và gia đình mòn muốn t... |
Bạn biết về chúng tôi từ đâu?
Từ GoogleTừ Bạn Bè Nguồn Khác |
BẢN QUYỀN THUỘC HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH PHÚ THỌ