Diễn đàn của Hội Cựu chiến binh tỉnh Phú Thọ

Đang truy cập: 11
Trong ngày: 89
Trong tuần: 1426
Lượt truy cập: 1060277

KHU TƯỞNG NIỆM THI SĨ TẢN ĐÀ
Cầm Sơn
 
VIẾNG KHU TƯỞNG NIỆM THI SĨ TẢN ĐÀ.
 
   Ngày 28 tháng 4 năm 2021, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn chương đã tổ chức cuộc viếng thăm Khu tưởng niệm thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
  Đoàn xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Nội trên 3 chiếc xe 5 chỗ ngồi do Nhà thơ Vũ Quần Phương – Chủ nhiệm CLB Văn chương làm trưởng đoàn. Thành viên đoàn gồm các nhà văn, nhà thơ: Vũ Nho, Lê Đức Nghinh, Đào Thanh Cườm, Hoàng Thái Sơn, Lê Tiến Vượng, Vũ Minh Huệ, Ngô Kim Dung, Lê Tuấn Lộc, Cầm Sơn, Chử Thu Hằng.
  Điểm hẹn đầu tiên, đoàn đến nhà ông Nguyễn Ngọc Đấu là ủy viên Ban chủ nhiệm Thi đàn Tản Đà ở thôn Cẩm Tân xã Cẩm Lĩnh huyện Ba Vì bên bờ hồ Suối Hai. Tại đây còn có các ông Phan Kế Minh, Hoàng Trọng Hiếu cũng là thành viên trong Ban Chủ nhiệm Thi đàn Tản Đà cùng đón tiếp. Sau đó đoàn được chủ nhà đưa đi tiếp khoảng 7 km đến viếng thăm Khu tưởng niệm thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Tại đây, đoàn đã được ông Nguyễn Quốc Vượng, là cháu đời thứ tư của cụ Tản Đà đã đến trước mở cửa khu nhà tưởng niệm đón và hướng dẫn đoàn thăm viếng. Khu tưởng niệm này tọa lạc trên địa bàn quê hương thi sĩ Tản Đà thuộc làng Khê Thượng nay là xã Sơn Đà, là một khu đất rộng chừng vài héc ta. Từ ngoài tỉnh lộ đi vào khu nhà tưởng niệm phải qua một cái cầu hai bên là hồ hoa sen. Khu vực Nhà Tưởng niệm gồm có hai ngôi nhà xây thiết kế theo kiểu nhà cổ có mái vòm cong. Sâu phía trong là khu lăng mộ, phía trước vòng tường bao khu lăng một có đôi câu đối bằng chữ Hán:
傘 山 雄 瑋 名 千 古
“Tản Sơn hùng vĩ danh thiên cổ
長 流 德 萬 年
Đà thủy trường lưu đức vạn niên
 Đoàn đã thắp hương viếng lăng mộ thi sĩ Tản Đà và ban thờ trong nhà tưởng niệm.
 
    Tản Đà sinh năm 1889, là con thứ tư của cụ ông Nguyễn Danh Kế và cụ bà có thụy danh là Vũ Thị Hiền và tự danh là Nhữ Thị Nghiêm. Cụ Nguyễn Danh Kế đỗ cử nhân làm tri phủ huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Nguyễn Khắc Hiếu được một người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Tài Tích đỗ phó bảng đón từ Khê Thượng về Nam Định nuôi nấng, ăn học và ông trở thành nhà báo, thi sĩ cũng khởi đầu từ Nam Định. Cuộc đời long đong của Tản Đà được nhà văn Nguyễn Vỹ giới thiệu trong cuốn “Văn thi sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1970 qua mấy câu thơ tự bạch của cụ như  sau:
 “Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không
Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng”...
 
   Xin được sưu tầm những câu nhận xét về thi sĩ Tản Đà qua lời những nhân vật nổi tiếng trên diễn đàn văn học Việt cùng thời với thi sĩ sau đây:
 “ Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà? ”
— Nguyễn Tuân
“ Nếu tiên sinh còn sống, ắt tại hạ xin được phép cùng tiên sinh nhậu nhẹt một trận lu bù. Thơ của tiên sinh làm, chẳng có chi xuất sắc. Nhưng bản dịch “Trường hận ca” của tiên sinh quả thật là vô tiền khoáng hậu. ”
— Bùi Giáng
“ Chính cái sầu trong thơ Tản Đà là đầu mối quỷ thuật chính yếu để dụ người ta. ”
— Xuân Diệu
“ Trong cái trang thi sĩ của cuốn Việt Nam văn học sử sau này, dầu sao mặc lòng, ông Tản Đà là một người đứng đầu của thời đại này. ”
— Ngô Tất Tố
“ Người ta mong đợi một người có thể tả được những nỗi chán ngán, những điều ước vọng của mình, có thể ru được mình trong giấc mộng triền miên – Thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu ra đời! ”
— Lê Thanh
“ …trước chúng tôi, không kèn không trống, lặng lặng im im, Tiên sinh cũng đã làm ra “thơ mới” đó thôi! ”
— Lưu Trọng Lư
“ Lamartine người ta thường gọi là “thơ sống”, thì ông Tản Đà nay cũng có thể gọi là “người thơ“. ”
— Thiếu Sơn
“ …nhưng khi ông nói ông nhớ mà không biết nhớ ai, ông thương mà không biết thương ai, ông than mà không biết than về cái gì, thì ông là thơ sống, và thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh lờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mỹ… ”
— Lê Thanh
“ Nhưng trong làng văn nước ta, được nhiều người yêu mến thời còn sống, dễ mới có Tản Đà. ”
— Khái Hưng
“ Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa ”
— Hoài Thanh – Hoài Chân
“ Bỗng có khách vào. Ông Trác giới thiệu cùng tôi: Đây ông Nguyễn Khắc Hiếu. Tôi như có điện chạy trong người, ghê rợn, vùng đứng dậy!…Thật thế. Cái tên Nguyễn Khắc Hiếu bấy giờ không phải vừa, đối với tôi lại càng long trọng lắm. Tôi nghe mà rùng rợn lên, có thật thế. ”
— Phan Khôi
“ Tôi sợ ông như một ông tiên ”
— Vũ Bằng
  Còn thế hệ chúng tôi thì ai cũng được thày giáo trong nhà trường phổ thông giảng dạy về thân thế, sự nghiệp của cụ và cho đến tận bây giờ, ở vào cái tuổi “cổ lai hy” chúng tôi vẫn thuộc bài thơ của cụ được học in trong tâp “Văn tuyển lớp 9” như sau:
 
THỀ NON NƯỚC
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi chẳng về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non biết chớ buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề.
  Sau khi thăm viếng Khu tưởng niệm Tản Đà, đoàn quay về nhà hàng Ngọc Hà ở khu vực hồ Suối Hai dùng cơm trưa do Thi đàn Tản Đà bố trí và giao lưu Thơ – Nhạc.
    Do chương trình có thời lượng rất dài nên chúng tôi xin được tách thành nhiều kỳ. Trân trọng mời bạn đọc theo dõi.
                                                                      C.S     
 
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Đoàn Viết Tiên số điện thoại 0385597113

tôi muốn xem toàn bộ văn bản về thu nộp quản lý và sử dụng hội phí Cựu Chiến binh Việt nam

 

Trịnh Văn Quang

Mẫu về thủ tục kết nạp hội viên CCB đơn thứ tự các bước

 

CHU KIM LINH. 0962299221

Kính thưa các bác.cháu tẽn CHU KIM LINH. Cháu xin có đôi lời muốn hỏi. Ông nội của cháu là CHU ÂN LAI. nội của cháu vừa mới mất ngày 08/10/2023. Ông cháu đã 98 tuổi tuổi trẻ ông cháu đã trải qua nhiều...

 

Linh PCT Hội CCB tỉnh Phú Thọ

Bác đã chuyển thông tin này cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh. Cháu và gia đình liên hệ với bác Chiến (0912588040) Chủ tịch Hội Hỗ trợ GĐLS tỉnh phú Thọ để được tư vấn nhé

 

Linh PCT Hội CCB Phú Thọ

Bác đã chuyển cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh để thông tin và tìm kiếm

 

Nguyễn Đình Vinh / ĐT 0966033392

Cháu chào các bác ạ. cháu là người nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Vụ hi sinh ngày 28/04/1984 tại chốt 1509, thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 122 , sư đoàn 313.Hiện tại cháu và gia đình mòn muốn t...

 
Xem toàn bộ
Công ty TNHH Đất Việt PROLAB

Bạn biết về chúng tôi từ đâu?
Từ Google
Từ Bạn Bè
Nguồn Khác

 BẢN QUYỀN THUỘC HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH PHÚ THỌ

                    Phố Tân Việt, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
                   Tel/fax: 02103 847 644 - Email: ccbphutho@gmail.com; tên miền hoiccbphutho.com
                    Chịu trách nhiệm xuất bản: Thiếu tướng LÊ QUANG ĐẠI - Chủ tịch Hội
                   Chịu trách nhiệm nội dung: Đại tá HẠ BÁ LINH - Phó Chủ tịch Hội