Đang truy cập: 81 Trong ngày: 303 Trong tuần: 1391 Lượt truy cập: 1545015 |
CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 3, 4/2021
1. 08 trường hợp được xác định KCB đúng tuyến BHYT từ 01/3/2021
Thông tư 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, quy định 08 trường hợp khám chữa bệnh (KCB) BHYT đúng tuyến bao gồm:
(1) Đến KCB đúng cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
(2) Thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện đi KCB tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.
Trường hợp trẻ em chưa có thẻ BHYT do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi KCB.
(3) Đi cấp cứu.
(4) Được chuyển tuyến KCB BHYT theo quy định, bao gồm:
- Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015.
- Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018.
- Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BYT ngày 26/2/2016.
(5) Có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và KCB ban đầu tại cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
(6) Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến.
(7) Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
(8) Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
Trong đó, (6), (7), (8) là những trường hợp mới được bổ sung.
(Hiện hành Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT chỉ quy định 5 trường hợp).
- Mức hưởng BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất
Ngày 31/12/2020, Bộ Y tế ban hành Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế.
Theo đó, quy định chuyển đổi mức hưởng BHYT với một số đối tượng như sau:
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT nhưng mã ký tự thể hiện mức hưởng ghi trên thẻ BHYT chưa theo đối tượng có mức hưởng cao nhất thì được chuyển đổi theo mức hưởng cao nhất khi có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản (1), (2), (3) dưới đây.
(1) Giấy tờ xác định người tham gia BHYT thuộc đối tượng là người có công với cách mạng, trừ cựu chiến binh quy định tại khoản (2); thân nhân của người có công với cách mạng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ:
Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
- Người có công với cách mạng: căn cứ Quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc Quyết định giải quyết chế độ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thân nhân của người có công với cách mạng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ: căn cứ Quyết định giải quyết chế độ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trường hợp không có quyết định giải quyết chế độ thì căn cứ vào danh sách chi trả chế độ đối với người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng.
(2) Giấy tờ xác định người tham gia BHYT thuộc đối tượng là cựu chiến binh:
**Cựu chiến binh phục viên, xuất ngũ căn cứ một trong các giấy tờ sau đây:
- Quyết định phục viên, xuất ngũ (thôi việc);
- Lý lịch cán bộ hoặc bản Trích yếu 63 đối với sĩ quan;
- Lý lịch quân nhân;
- Thẻ quân nhân;
- Phiếu quân nhân;
- Lý lịch đảng viên được lập từ trước ngày cựu chiến binh phục viên, xuất ngũ (thôi việc);
- Quyết định hưởng trợ cấp theo quy định tại một trong các văn bản sau đây:
+ Nghị định 500-NĐ/LB ngày 12/11/1958 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Cứu tế Xã hội quy định thể lệ trợ cấp dài hạn cho những quân nhân tình nguyện được phục viên vì ốm yếu mà không có khả năng lao động;
+ Nghị định 111-NĐ ngày 22/6/1957 của Bộ Quốc phòng quy định cụ thể những khoản trợ cấp cho quân nhân phục viên;
+ Quyết định 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước;
+ Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
+ Quyết định 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 290/2005/QĐ-TTg;
+ Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
+ Quyết định 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 142/2008/QĐ-TTg;
+ Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
**Cựu chiến binh nghỉ hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: căn cứ Quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc Quyết định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng do cơ quan có thẩm quyền cấp.
**Cựu chiến binh đã chuyển ngành căn cứ một trong các giấy tờ sau đây:
- Quyết định phục viên, xuất ngũ (thôi việc), chuyên ngành;
- Lý lịch cán bộ hoặc bản Trích yếu 63 đối với sĩ quan;
- Lý lịch quân nhân;
- Thẻ quân nhân;
- Phiếu quân nhân;
- Lý lịch công nhân viên quốc phòng;
- Lý lịch đảng viên được lập từ trước ngày cựu chiến binh phục viên, xuất ngũ, chuyên ngành.
**Trường hợp cựu chiến binh bị mất hồ sơ, giấy tờ:
- Cựu chiến binh bị mất hồ sơ, giấy tờ thể hiện là cựu chiến binh nhưng có một trong các giấy tờ sau đây:
+ Quyết định nhập ngũ;
+ Quyết định tuyển dụng;
+ Quyết định phong thăng quân hàm, nâng lương;
+ Quyết định điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;
+ Giấy tờ khen thưởng thành tích trong kháng chiến, khen thưởng trong chiến đấu;
+ Văn bản xác nhận là cựu chiến binh của UBND cấp xã nơi đối tượng cư trú theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 hướng dẫn Pháp lệnh Cựu chiến binh (Áp dụng với đối tượng có giấy tờ, tài liệu được lập trước ngày 29/12/2006 trong đó có nội dung chứng minh là cựu chiến binh).
- Cựu chiến binh nhập ngũ sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 có thời gian trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu nhưng bị mất hồ sơ, giấy tờ thể hiện là cựu chiến binh: Giấy xác nhận quá trình công tác của đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc do Thủ trưởng đơn vị nơi đối tượng đã công tác cấp theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của liên tịch Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc làm căn cứ xác nhận cựu chiến binh;
- Cựu chiến binh nhập ngũ sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 có thời gian trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu có hồ sơ, giấy tờ nhưng không ghi rõ thời gian, đơn vị, địa bàn xảy ra chiến sự: Bản trích lục giải mã đơn vị, thời gian, địa bàn xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc do Thủ trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cựu chiến binh cư trú cấp theo Hướng dẫn 3386/LC-CTC-CCS ngày 15/11/2012 của Liên Cục Tác chiến, Cục Chính sách hướng dẫn thực hiện Quyết định 2084/QĐ-BBTM ngày 09/11/2012 của Tổng Tham mưu trưởng về việc ban hành Danh mục địa bàn, thời gian, đơn vị trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30 tháng 04 năm 1975.
(3) Các đối tượng khác:
Căn cứ vào giấy tờ chứng minh là đối tượng có quyền lợi hưởng cao hơn mức quyền lợi đang hưởng do cơ quan quản lý đối tượng cấp.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là quân nhân tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tại biên giới phía Bắc, xuất ngũ năm 1980, sau đó ông ký hợp đồng lao động với Công ty B và tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng người lao động (mức hưởng theo thẻ bảo hiểm y tế được cấp là 80%).
Sau khi ông A cung cấp Quyết định xuất ngũ, được xác định là đối tượng cựu chiến binh. Do đó cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, đổi mức hưởng của ông A từ mức hưởng 80% lên 100%, có áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Mức hưởng BHYT mới của các đối tượng quy định tại các khoản (1), (2), (3) được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có hiệu lực trên hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan BHXH.
Cơ quan BHXH có trách nhiệm thông báo đến người được chuyển đổi mức hưởng quyền lợi BHYT ngay khi mức hưởng mới có hiệu lực trên hệ thống công nghệ thông tin.
Thông tư 30/2020/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/3/2021 và bãi bỏ Điều 3 Thông tư 09/2019/TT-BYT.
- Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022 – 2025
Đây là nội dung tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 có hiệu lực từ ngày 15/3/2021.
Theo đó, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022 – 2025 được phân chia cụ thể riêng cho khu vực nông thôn và khu vực thành thị, cụ thể như sau:
- Chuẩn hộ nghèo:
+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Chuẩn hộ cận nghèo:
+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Quy định về quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô
Theo Thông tư 02/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì đơn vị kinh doanh vận tải phải lắp đặt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
- Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm:
+ Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p;
+ Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm).
- Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480pixel.
Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại.
- Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.
Thông tư 02/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ 25/3/2021.
- Chính sách bảo hiểm, y tế, giáo dục có hiệu lực từ tháng 4/2021
5.1. Áp dụng mẫu thẻ BHYT mới từ ngày 01/4/2021
Theo Quyết định 1666/QĐ-BHXH ngày 03/12/2020, từ ngày 01/4/2021, bắt đầu áp dụng mẫu thẻ BHYT mới, với nhiều điểm mới như sau:
- Bỏ nội dung “địa chỉ” trên phôi thẻ
Phôi thẻ BHYT được áp dụng từ ngày 01/4/2021 sẽ bỏ nội dung về địa chỉ nơi cư trú của người có tên trên thẻ BHYT so với quy định tại Quyết định 1313/QĐ-BHXH ngày 02/12/2014.
Thông tin về địa chỉ (nơi cư trú hoặc nơi làm việc) sẽ được cập nhật trên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT và Cổng thông tin BHXH Việt Nam.
- Không còn ghi tên cha (mẹ) trên thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi
- Thẻ được ép plastic sau khi in.
- Phần mã số: chỉ in in 10 ký tự mã số BHXH của người tham gia BHYT (mẫu hiện hành mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 04 ô).
- Thay đổi một số nội dung trên mặt sau của thẻ BHYT.
- Bổ sung một số thông tin vào mặt sau của thẻ như:
+ Sử dụng mã số BHXH và đăng ký giao dịch tại địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn để tiếp tục tham gia BHYT, cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT, kiểm tra chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT được hưởng.
+ Để biết thông tin thẻ BHYT, truy cập địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn hoặc nhắn tin theo cú pháp: BH THE {mã số BHXH} gửi 8079.
Thẻ BHYT đã được cấp trước ngày 01/4/2021, không hư hỏng, còn giá trị sử dụng vẫn có giá trị sử dụng, tiếp tục được dùng để khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT.
5.2. Sửa Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 27/4/2021.
Theo đó, sửa đổi một số nội dung về điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 như sau:
- Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại loại li kiểu,
- Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế phải có bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;
Trường hợp không đủ điều kiện dự thị trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định;
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;...
5.3. Chính sách với giáo viên trường phổ thông năng khiếu TDTT
Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao (TDTT), trong đó, quy định chính sách đối với viên chức quản lý, giáo viên như sau:
- Viên chức quản lý, giáo viên trường phổ thông năng khiếu TDTT được hưởng các chế độ, chính sách như viên chức quản lý, giáo viên các trường phổ thông cùng cấp học, ngoài ra còn được hưởng các chế độ ưu đãi đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định.
(Hiện hành, thực hiện theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
- Giáo viên trực tiếp dạy, huấn luyện môn năng khiếu TDTT trong trường phổ thông năng khiếu TDTT được hưởng các chế độ ưu đãi khác theo quy định.
Về tổ chức trường phổ thông năng khiếu TDTT, đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên dạy môn năng khiếu TDTT đạt chuẩn về trình độ chuyên môn huấn luyện các môn thể thao theo quy định của ngành TDTT, có trình độ từ đại học TDTT trở lên và có chứng chỉ huấn luyện viên TDTT được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 27/4/2021.
5.4. Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục
Quyết định 5609/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 ban hành tạm thời Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục và Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập (có hiệu lực từ ngày 01/4/2021).
Theo đó, ban hành tạm thời Quy trình giám định pháp ý đối với:
+ Trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục.
+ Trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập.
Các bước khám giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục gồm:
(1) Tiếp nhận hồ sơ, phân công giám định:
- Tiếp nhận trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ, đối tượng giám định
- Phân công cán bộ chuyên môn.
(2) Các bước khám giám định:
- Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu
- Tiếp xúc người được giám định, gia đình, người giám hộ.
- Khám tổng quát
- Khám bộ phận sinh dục
- Khám hậu môn, trực tràng
- Khám miệng, hầu họng
- Khám các bộ phận khác trên cơ thể
- Khám chuyên khoa và các xét nghiệm cần thiết
- Nghiên cứu vật chứng hoặc thực nghiệm (nếu có)
- Bàn giao đối tượng giám định
- Tổng hợp, đánh giá kết quả.
(3) Hoàn thành trả kết quả giám định
- Hoàn Thành và ký kết luận giám định
- Trả kết quả giám định
- Lưu kết quả giám định.
Hạ Bá Linh- TBTGPT Hội CCB tỉnh, sưu tầm từ nguồn Tin tức pháp luật.
Người gửi / điện thoại
Đoàn Viết Tiên số điện thoại 0385597113tôi muốn xem toàn bộ văn bản về thu nộp quản lý và sử dụng hội phí Cựu Chiến binh Việt namTrịnh Văn QuangMẫu về thủ tục kết nạp hội viên CCB đơn thứ tự các bướcCHU KIM LINH. 0962299221Kính thưa các bác.cháu tẽn CHU KIM LINH. Cháu xin có đôi lời muốn hỏi. Ông nội của cháu là CHU ÂN LAI. nội của cháu vừa mới mất ngày 08/10/2023. Ông cháu đã 98 tuổi tuổi trẻ ông cháu đã trải qua nhiều...Linh PCT Hội CCB tỉnh Phú ThọBác đã chuyển thông tin này cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh. Cháu và gia đình liên hệ với bác Chiến (0912588040) Chủ tịch Hội Hỗ trợ GĐLS tỉnh phú Thọ để được tư vấn nhéLinh PCT Hội CCB Phú ThọBác đã chuyển cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh để thông tin và tìm kiếmNguyễn Đình Vinh / ĐT 0966033392Cháu chào các bác ạ. cháu là người nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Vụ hi sinh ngày 28/04/1984 tại chốt 1509, thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 122 , sư đoàn 313.Hiện tại cháu và gia đình mòn muốn t... |
Bạn biết về chúng tôi từ đâu?
Từ GoogleTừ Bạn Bè Nguồn Khác |
BẢN QUYỀN THUỘC HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH PHÚ THỌ