Đang truy cập: 102 Trong ngày: 561 Trong tuần: 1605 Lượt truy cập: 1545501 |
Tháng 2 năm 1979, trên một số báo Nhân Dân có đăng bức ảnh ""Cô bộ đội và em bé" của tác giả Vũ Mạnh Thường. Chia sẻ về xuất xứ tác phẩm, ông Vũ Mạnh Thường cho biết: Dịp Trung Quốc xâm lược nước ta (2-1979), ông là phóng viên tiền phương ở mặt trận Cao Bằng.
Theo bước chân hành quân đánh địch của bộ đội, khi qua ngã ba cầu Tài Sìn Hồ (thuộc xã Bạch Đằng, huyện Hòa An), ông chợt nhìn thấy một nữ quân nhân vai khoác AK, tay bế một cháu bé chừng 3 tuổi. Gần đó là người mẹ bị thương rất nặng ở chân, máu vẫn bê bết cũng đang được mọi người tìm cách giải cứu. Cháu bé đã có hơn 1 ngày đêm cùng cô bộ đội và nhiều thương binh trong hành trình lui về tuyến sau, trước khi được trao lại cho gia đình.
Cô bộ đội và em bé
Bức ảnh là biểu tượng đẹp về tình quân dân trong chiến tranh, thể hiện sâu sắc lòng nhân ái truyền thống của con người Việt Nam, phụ nữ Việt Nam.
Sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình đoàn tụ nhưng ông bố, bà mẹ của em bé trên tay cô bộ đội năm nào vẫn đau đáu ước muốn tìm bằng được người nữ quân nhân đã che chở con mình. Mấy mươi năm qua đi, ước nguyện đó vẫn chưa thành hiện thực. Trước khi qua đời, họ vẫn dặn dò cô con gái của mình cố gắng tìm bằng được cô bộ đội năm xưa.
Nhờ kết nối của báo chí, dịp kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội (tháng 12- 2016), em bé 3 tuổi năm xưa - tên là Hoàng Thị Thu Hiền, cán bộ địa chính xã Bế Triều, huyện Hòa An, cô bộ đội Bùi Thị Mùi - CCB hiện ở xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ và tác giả ảnh Vũ Mạnh Thường lần đầu tiên tái ngộ sau 37 năm. Kể từ cuộc tái ngộ ấy, vơi chồng cô Hiền và 2 con năm nào cũng một đôi lần về đát Tổ Hùng Vương thăm người mẹ nuôi của mình. Thường ngày, qua mạng xã hội, hai mẹ con vẫn trò chuyện video, chẳng khác gì cô con gái lấy chồng xa luôn nhớ thương cha mẹ đẻ nơi quê nhà.
Khi xẩy ra cuộc chiến tranh đẫm máu trên một dải biên cương phía Bắc- mà Cao Bằng là một trong những nơi đông dân thường bị tàn sát nhất - dù mới lên ba, nhưng trong ký ức non nớt của Hoàng Thị Thu Hiền, hình ảnh "cô bộ đội" vẫn rất sâu đậm, bởi ngày ngày, khi còn sống, bố mẹ cô luôn nhắc nhớ con ơn cứu mạng. Còn bà Mùi, khi gặp lại em bé năm xưa đã nhận ra ngay "ánh mắt, cái cằm xẻ" không thể lẫn với ai của Hiền.
40 năm đã qua đi, nhưng câu chuyện về tấm ảnh "Cô bộ đội và em bé" của Vũ Mạnh Thường vẫn là một biểu tượng đẹp, ngời sáng về tình quân dân, lòng nhân ái của con người Việt Nam, phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
Cuộc ngộ 2 nhân vật và tác giả bức ảnh (2016)
Hằng ngày, Hoàng Thị Thu Hiền thường xuyên trò chuyện qua điện thoại với mẹ Mùi
Liên lạc với Hoàng Thị Thu Hiền từ số điện thoại 0914368838, nghe cô chia sẻ niềm vui khi tâm nguyện mấy mươi năm của bố mẹ, nhờ nhịp cầu báo chí - mà trực tiếp là báo Thanh Niên - đã trở thành hiện thực. Giờ, cô có thêm một mẹ nuôi ở quê hương rừng cọ đồi chè. Hai con của Hiền cũng được mẹ thường xuyên cho trò chuyện qua điện thoại với bà. Qua những cuộc trò chuyện như thế, Hiền muốn bọn trẻ hiểu sâu sắc hơn về Quân đội Nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh; về lòng nhân ái - cội nguồn sức mạnh của người Việt Nam, luôn biết "lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo".
Câu chuyện về bức ảnh năm xưa không chỉ dừng lại ở một kết thúc có hậu về sự đoàn tụ mà còn lấp lánh nhân nghĩa ở đời, nhắc nhớ về những người một thời cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Sau 5 năm quân ngũ, Bùi Thị Mùi phục viên về quê, nên duyên với ông Nguyễn Thanh Long, nhưng vợ chồng bà không có con, ở trong ngôi nhà tuyềnh toàng, cuộc sống đạm bạc. Năm 2015 khi đi lấy củi, người nữ CCB bị cây đổ vào người, gây liệt hai chân, sức yếu. Mọi sinh hoạt hàng ngày của vợ đều do người chồng đôn hậu của bà lo toan. Từ nhịp cầu báo chí, nhiều sự giúp đỡ của cộng đồng đã đến với ông bà để đẩy lùi gian khó, nhưng theo bà Mùi, đứa con nuôi mà mình có được từ cuộc tái ngộ năm 2016 là sự động viên rất lớn. Bởi trước đó, trong gia cảnh lạnh lẽo, thiếu vắng tiếng trẻ, đôi khi bà cũng tự hỏi: Không biết qua loạn lạc, đứa bé mình từng bế năm xưa giờ còn, mất ra sao? Ước gì mình có được mụn con...!
Nhóm cán bộ, phóng viên Báo Vĩnh Phú trước bia lưu niệm nơi hy sinh của nhà báo Nhật Bản Yosa Tacano tại thành phố Lạng Sơn (4-1979)
Chúng ta đang nỗ lực vun đắp cho hòa bình, hữu nghị láng giềng nhưng đừng bao giờ quên cuộc chiến đẫm máu 40 năm trước để mài sắc tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc; đừng bao giờ quên những chiến binh đã từng chiến đầu, hy sinh ở mặt trận biên giới. Rất nhiều xương cốt liệt sĩ còn đâu đó giữa rừng sâu núi thẳm; nhiều người trong số họ giờ còn sống gieo neo. Cũng như không quên bạn bè quốc tế đã ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh giữ nước. Cũng bởi vậy, chúng tôi không quên người đồng nghiệp Yosa Tacano từ Nhật Bản đã đến Việt Nam đưa tin chiến sự và hy sinh bởi súng đạn, bom mìn của lính Trung Quốc 40 năm trước tại Lạng Sơn. Không lâu sau đó, chúng tôi đã kịp có mặt, đứng trước mảnh đất ấy, để tưởng nhớ người đồng nghiệp đến từ đất nước mặt trời mọc. Khoảnh khắc đáng nhớ của 40 năm trước đối với chúng tôi, giờ còn lưu lại bằng hai tấm ảnh đen trắng.
P/S: Xin cảm ơn Đại tá Vũ Nhật Tân- Chủ tịch Hội CCB Thanh Ba - người đầu tiên cung cấp manh mối câu chuyện này cho tôi.
N.S
Người gửi / điện thoại
Đoàn Viết Tiên số điện thoại 0385597113tôi muốn xem toàn bộ văn bản về thu nộp quản lý và sử dụng hội phí Cựu Chiến binh Việt namTrịnh Văn QuangMẫu về thủ tục kết nạp hội viên CCB đơn thứ tự các bướcCHU KIM LINH. 0962299221Kính thưa các bác.cháu tẽn CHU KIM LINH. Cháu xin có đôi lời muốn hỏi. Ông nội của cháu là CHU ÂN LAI. nội của cháu vừa mới mất ngày 08/10/2023. Ông cháu đã 98 tuổi tuổi trẻ ông cháu đã trải qua nhiều...Linh PCT Hội CCB tỉnh Phú ThọBác đã chuyển thông tin này cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh. Cháu và gia đình liên hệ với bác Chiến (0912588040) Chủ tịch Hội Hỗ trợ GĐLS tỉnh phú Thọ để được tư vấn nhéLinh PCT Hội CCB Phú ThọBác đã chuyển cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh để thông tin và tìm kiếmNguyễn Đình Vinh / ĐT 0966033392Cháu chào các bác ạ. cháu là người nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Vụ hi sinh ngày 28/04/1984 tại chốt 1509, thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 122 , sư đoàn 313.Hiện tại cháu và gia đình mòn muốn t... |
Bạn biết về chúng tôi từ đâu?
Từ GoogleTừ Bạn Bè Nguồn Khác |
BẢN QUYỀN THUỘC HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH PHÚ THỌ