Diễn đàn của Hội Cựu chiến binh tỉnh Phú Thọ

Đang truy cập: 8
Trong ngày: 116
Trong tuần: 931
Lượt truy cập: 1056047

Trở lại hồi ức cùng những người lính “Cơm Bắc giặc Nam”

Là nhà cây bút công trong thể loại sáng tác truyện ngắn, văn xuôi, tiểu thuyết,… tháng 7 vừa qua tác giả Phùng Phương Quý tiếp tục cho ra mắt độc giả cuốn tiểu thuyết "Cơm Bắc giặc Nam" viết về đề tài người lính do nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành.

qut14dentrang011537514071Tác giả Phùng Phương Quý cầm trên tay tiểu thuyết "Cơm Bắc giặc Nam".

Những ngày đầu tháng 9, chúng tôi được tác giả Phùng Phương Quý tiếp đón thân mật ở nhà riêng của ông tại xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh. Bên ấm trà xanh, như những người thân lâu ngày mới gặp, ông kể cho chúng tôi nghe về những chuyến tác nghiệp của mình, những trải nghiệm, cuộc gặp gỡ - mà theo ông - đó cũng chính là nguồn nguyên liệu quý giá cho các tác phẩm. 

Cơm Bắc giặc Nam được nhà văn sáng tác trong 2 năm dựa trên những cuốn nhật ký chiến trường của hai cựu chiến binh đã từng là chiến sĩ thông tin. Với lối dẫn chuyện không gấp gáp nhưng vừa đủ lôi cuốn, tác giả đưa người đọc men theo con đường nhỏ của từng chi tiết sống động và hiện ra ngay trước mắt trong từng trang tiểu thuyết. Tiểu thuyết Cơm Bắc giặc Nam là cuộc hành trình nhiều kỷ niệm hào hùng gian khổ nhưng phơi phới niềm tin, hy vọng của những người lính thông tin, trinh sát “ăn cơm Bắc” và vào chiến trường miền Nam thực hiện nhiệm vụ. Mỗi người khi đến với quân đội từ những vùng miền, hoàn cảnh xuất thân khác nhau nhưng họ đều mang trong mình những phẩm chất chung là lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với Tổ quốc cùng nhiệt huyết của tuổi trẻ.   

Cuốn tiểu thuyết như một bộ phim tài liệu chân thực và sinh động được tác giả phát triển từ nhiều điểm nhìn qua từng nhân vật. Khi là toàn cảnh chiến trường cam go khi lại gần hơn là những sinh hoạt bình dị trong cuộc sống, trong chiến đấu của từng người lính ngày đêm làm nhiệm vụ giữ thông tin liên lạc với đặc thù chiến đấu đơn lẻ và đầy thầm lặng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhà văn không chỉ phác họa hình ảnh người lính hiện ra với những đường nét mạnh mẽ, sức chiến đấu bền bỉ, sự nhẫn nại, kiên trì gai góc, tinh thần quả cảm mà ở một góc khuất nào đó trong tâm hồn họ vẫn luôn giữ những tình cảm tha thiết với quê hương. Nỗi nhớ gia đình nhưng không làm ủy mị và càng khích lệ tinh thần các anh. Những mối tình thơ mộng đành để dành cho ngày chiến thắng, để dành cho những quyết tâm trở về gia đình. Tình đồng chí, đồng đội được tác giả khắc họa rõ nét, trong tác phẩm. Nghĩa, Ngạn, Thêm là ba người đồng đội trong một đơn vị thông tin, họ đã cùng nhau học tập, rèn luyện từ những ngày đầu tiên nhập ngũ rồi đem kết quả ấy phục vụ chiến trường miền Nam. Ba con người, ba tính cách khác biệt, hoàn cảnh khác nhau nhưng giữa họ luôn có một sợi dây liên kết gắn bó vì một mục tiêu chung bảo vệ Tổ quốc. Họ đã cùng sống, chiến đấu và dần thấu hiểu, chia sẻ nỗi niềm bỏ qua mọi hiểu lầm để đoàn kết yêu thương, chấp nhận hy sinh vì nhau dù cho mọi khó khăn, gian lao ở phía trước. Chính họ đã làm nên sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí, một sức mạnh keo sơn, bền chặt vẫn luôn hiện rõ và đồng hành với những người lính kiên trung và anh dũng. Tình cảm quân dân là nét văn hóa truyền thống, là sức mạnh vô địch của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong những ngày vượt rừng xuyên núi qua đơn vị thông tin của Thêm, Ngạn, Nghĩa vẫn luôn được bà con khu 4 dọc đường hành quân giúp đỡ, dành tình yêu thương đùm bọc như những người con trong nhà.

"Cơm Bắc giặc Nam" dưới ngòi bút tài hoa của Phùng Phương Quý là hình ảnh chân thật và sống động về chiến tranh trên mặt trận thông tin liên lạc. Không tập trung quá nhiều mà dàn trải ra, người kể chuyện ở ngôi thứ ba ít can thiệp vào đời sống của các nhân vật đã tạo cho người đọc điểm nhìn phong phú và sự thấu hiểu sâu sắc về nhiệm vụ và hoạt động đặc biệt của những người lính thông tin trong kháng chiến chống Mỹ. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ sử dụng trong chiến tranh đã tạo ra bức tranh toàn cảnh về cuộc sống và cuộc kháng chiến của những người lính thông tin trong giai đoạn đó. Tất cả đã tạo ra sự thành công cho tác phẩm và thôi thúc khích lệ cây bút gần 70 tuổi này cho ra đời nhiều tác phẩm mới.

          Thu Giang

        (Báo Phú Thọ)

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Đoàn Viết Tiên số điện thoại 0385597113

tôi muốn xem toàn bộ văn bản về thu nộp quản lý và sử dụng hội phí Cựu Chiến binh Việt nam

 

Trịnh Văn Quang

Mẫu về thủ tục kết nạp hội viên CCB đơn thứ tự các bước

 

CHU KIM LINH. 0962299221

Kính thưa các bác.cháu tẽn CHU KIM LINH. Cháu xin có đôi lời muốn hỏi. Ông nội của cháu là CHU ÂN LAI. nội của cháu vừa mới mất ngày 08/10/2023. Ông cháu đã 98 tuổi tuổi trẻ ông cháu đã trải qua nhiều...

 

Linh PCT Hội CCB tỉnh Phú Thọ

Bác đã chuyển thông tin này cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh. Cháu và gia đình liên hệ với bác Chiến (0912588040) Chủ tịch Hội Hỗ trợ GĐLS tỉnh phú Thọ để được tư vấn nhé

 

Linh PCT Hội CCB Phú Thọ

Bác đã chuyển cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh để thông tin và tìm kiếm

 

Nguyễn Đình Vinh / ĐT 0966033392

Cháu chào các bác ạ. cháu là người nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Vụ hi sinh ngày 28/04/1984 tại chốt 1509, thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 122 , sư đoàn 313.Hiện tại cháu và gia đình mòn muốn t...

 
Xem toàn bộ
Công ty TNHH Đất Việt PROLAB

Bạn biết về chúng tôi từ đâu?
Từ Google
Từ Bạn Bè
Nguồn Khác

 BẢN QUYỀN THUỘC HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH PHÚ THỌ

                    Phố Tân Việt, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
                   Tel/fax: 02103 847 644 - Email: ccbphutho@gmail.com; tên miền hoiccbphutho.com
                    Chịu trách nhiệm xuất bản: Thiếu tướng LÊ QUANG ĐẠI - Chủ tịch Hội
                   Chịu trách nhiệm nội dung: Đại tá HẠ BÁ LINH - Phó Chủ tịch Hội