Diễn đàn của Hội Cựu chiến binh tỉnh Phú Thọ

Đang truy cập: 13
Trong ngày: 30
Trong tuần: 1472
Lượt truy cập: 1550360

 

Lược trích bài phát biểu của đồng chí Thượng tướng Phạm Hồng Hương-Phó Chủ tịch Hội CCB VN Tại Hội nghị Tọa đàm “Chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025”.

 

 Trước hết, chuyển đổi số, hiểu một cách đơn giản nhất, là đưa toàn bộ hoạt động của người dân, doanh nghiệp và Chính phủ lên môi trường số một cách an toàn. Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Vì vậy chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra và đang diễn ra.

 

17

Thượng tướng Phạm Hồng Hương - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam dự và phát biểu chào mừng hội nghị

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, là cuộc cách mạng của toàn dân. Do đó, có thể nói chuyển đổi số trước tiên phải chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình. Nội dung chuyển đổi số rất rộng và đa dạng, bao gồm: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.

Thực trạng tình hình chuyển đổi số tại Việt Nam, với dân số 99 triệu người, với  hơn 72 triệu người dùng Internet, tương ứng với 73,2% dân số, cao hơn so với tỷ lệ trung bình trên thế giới là 62,5%, đại dịch Covid-19 góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam. Việt Nam cũng là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì khu vực, dân số trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đây là những cơ hội mạnh mẽ, đồng thời cũng là thách thức để Việt Nam tạo ra sự đột phá chuyển đổi số. Bên cạnh những kết quả đạt được còn những tồn tại hạn chế: Chất lượng cung cấp dich vụ công trực tuyến chưa cao, tỷ lệ người dân sử dụng dich vụ công trực tuyến mới trên 50% và hồ sơ xử lý trực tuyến còn thấp khoảng 10%. Cơ sở dữ liệu chưa đáp ứng tiến độ, an toàn, an ninh mạng còn sơ hở, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, dữ liệu người dân chưa chú trọng đúng mức. Công tác đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin cũng như nguồn lực còn hạn chế, điều kiện kinh tế, xã hội ở khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, trong đó có các tỉnh miền núi phía Bắc.

           Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Chính trị đã ra Nghi quyết số 52-NQ/TW Ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chính phủ có Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời Chính phủ có Quyết định số 924 ngày 02/8/2022 về phê duyệt chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới văn minh giai đoạn 2021-2025.

 Với quan điểm: nhận thức đóng vai trò quyết định, người dân là trung tâm, thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số. Mục tiêu đến năm 2030: Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh. Để đat được điều đó cần có các giải pháp cơ bản sau: 

- Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả

- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. 

- Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.  

Với mục đích, yêu cầu của Hội nghị tọa đàm hôm nay, các đại biểu đã phát biểu tham luận với nhiều ý kiến rất sâu sắc, tạo nên một không khí sôi nổi, tích cực, giúp cho việc tiếp cận kiến thức về chuyển đổi số đầy đủ, sâu sắc hơn, có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi hội viên CCB chúng ta; sau buổi Tọa đàm này, tôi đề nghị Hội CCB các tỉnh thành căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, Hội CCB các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên và người dân trong cộng đồng dân cư, chuyển đổi tư duy về sự cần thiết và tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội, chủ động, tích cực tham gia chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới nói riêng.

- Không ngừng hoc tập, nâng cao nhận thức, kỹ năng, thông qua việc tổ chức các hội nghị tập huán, hội thảo, tọa đàm đẻ trao đỏi, rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực về chuyển đổi số, với tinh thần “ Cựu” nhưng không “cũ”.

- Tuyên truyền, khuyến khích hội viên và người dân sử dụng các dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet.

Hai là, Cán bộ, hội viên CCB  tích cực tham gia các hoạt động chuyển đổi số, các chương trình, dự án chuyển đổi số tại địa phương, trong gia đình và từng cá nhân hội viên. Quan trọng hơn là thông qua đó mỗi cán bộ, hội viên CCB thấy được trách nhiệm của mình, không trông chờ, ỷ lại mà chủ động tham gia chuyển đổ số bằng những việc làm thiết thực, cụ thể như sử dụng điện thoại thông minh của mình trong mua bán, trao đổi hàng hóa; trong các hoạt động giao dịch trực tuyến, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất,kinh doanh, quảng bá hình ảnh, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các mô hình sản xuất ừng dụng công nghệ cao như doanh nghiệp, HTX, tổ  hợp tác, trang trại, gia trại do CCB làm chủ, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu…

- Tham gia đóng góp nguồn lực nâng cấp, xây dựng hạ tầng số, hạ tầng phục vụ công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn như: Con người, cơ sở vật chất, trang bị công nghệ thông tin….

- Tham gia xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi số, phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường nông thôn.

Ba là, CCB tham gia giám sát, phản biện các chương trình, dự án chuyển đổi số và chuyển đổi số trong xây dựng NTM:

-  Tham gia giám sát, phản biện việc thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh; việc đánh giá sự hài lòng của người dân về thực biện các tiêu chí NTM, để góp phần xây dựng nông thôn mới với yêu cầu cao hơn.

-  Tham gia kiểm tra, giám sát các nội dung và hình thức triển khai, thực hiện  chuyển đổi số của chính quyền, cán bộ, công chức tại địa phương. để kịp thời phát hiện những bất cập, cần rút kinh nghiệm. 

- Tham gia đề xuất xây dựng mô hình chuyển đổi số và đề nghị biểu dương, khen thưởng gương tiêu biểu đối với công tác chuyển đổi số trong xây dựng NTM.  

Thay mặt Lãnh đạo Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân dân tỉnh, các Sở ban, ngành, cơ quan, đơn vị, báo đài, truyền hình của tỉnh Phú Thọ, Hội CCB tỉnh Phú Thọ, cùng toàn thể các đồng chí đã tạo điều kiện, cộng đồng trách nhiệm để Hội nghị Tọa đàm của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành công tốt đẹp.

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Đoàn Viết Tiên số điện thoại 0385597113

tôi muốn xem toàn bộ văn bản về thu nộp quản lý và sử dụng hội phí Cựu Chiến binh Việt nam

 

Trịnh Văn Quang

Mẫu về thủ tục kết nạp hội viên CCB đơn thứ tự các bước

 

CHU KIM LINH. 0962299221

Kính thưa các bác.cháu tẽn CHU KIM LINH. Cháu xin có đôi lời muốn hỏi. Ông nội của cháu là CHU ÂN LAI. nội của cháu vừa mới mất ngày 08/10/2023. Ông cháu đã 98 tuổi tuổi trẻ ông cháu đã trải qua nhiều...

 

Linh PCT Hội CCB tỉnh Phú Thọ

Bác đã chuyển thông tin này cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh. Cháu và gia đình liên hệ với bác Chiến (0912588040) Chủ tịch Hội Hỗ trợ GĐLS tỉnh phú Thọ để được tư vấn nhé

 

Linh PCT Hội CCB Phú Thọ

Bác đã chuyển cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh để thông tin và tìm kiếm

 

Nguyễn Đình Vinh / ĐT 0966033392

Cháu chào các bác ạ. cháu là người nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Vụ hi sinh ngày 28/04/1984 tại chốt 1509, thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 122 , sư đoàn 313.Hiện tại cháu và gia đình mòn muốn t...

 
Xem toàn bộ
Công ty TNHH Đất Việt PROLAB

Bạn biết về chúng tôi từ đâu?
Từ Google
Từ Bạn Bè
Nguồn Khác

 BẢN QUYỀN THUỘC HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH PHÚ THỌ

                    Phố Tân Việt, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
                   Tel/fax: 02103 847 644 - Email: ccbphutho@gmail.com; tên miền hoiccbphutho.com
                    Chịu trách nhiệm xuất bản: Thiếu tướng Trần Anh Du - Chủ tịch Hội
                   Chịu trách nhiệm nội dung: Đại tá HẠ BÁ LINH - Phó Chủ tịch Hội